top of page
​AD

Bao Công - Bao Thanh Thiên Từng Bị Coi Là Đáng Tội Hơn Cả Quan Tham

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Hoa, phong trào "Phá tứ cựu, lập tứ tân" lan rộng năm 1966, Bao Chửng bị xem là "ngưu quỷ xà thần", còn tồi tệ hơn cả tham quan bởi ông ủng hộ và duy trì chế độ phong kiến.

Bao Công trong phim Bao Thanh Thiên (Justice Pao).

Bao Thanh Thiên tên thật là Bao Chửng (999 - 1062, tự Hy Nhân) ở Khai Phong, quê ở Lư Châu, nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông trị vì (1022 - 1063), Bao Chửng nổi tiếng là một vị quan công tư phân minh và không khiếp sợ quyền uy. là một trong những vị quan thanh liêm nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa. Chiếc mặt nạ sắt vô vị lợi để phân biệt giữa trung thành và phản bội, mỗi khi nghe đến câu này, trong tâm trí mọi người sẽ hiện lên hình ảnh công bằng và vị tha. Câu chuyện về Bao Thanh Thiên từ đời này sang đời khác truyền cảm hứng và cảm động cho nhiều người.


Thế nhưng, trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Hoa, phong trào "Phá tứ cựu, lập tứ tân" lan rộng năm 1966, Bao Chửng bị xem là "ngưu quỷ xà thần", còn tồi tệ hơn cả tham quan bởi ông ủng hộ và duy trì chế độ phong kiến.



Những thứ liên quan đến cuộc đời Bao Công nhẽ ra được trưng bày lại bị đập phá. Từ đường trở thành nhà nấu ăn của hợp tác xã, từ trong ra ngoài bị đập phá. Bia đá, hoành phi, liễn đối, tượng Vương Triều, Mã Hán đều nát vụn. Bức tượng Bao Công được làm từ gỗ đàn hương, lớn như người thật, bị các Hồng vệ binh dùng dao chém nát. Bộ gia phả “Bao thị tông phả” và bức họa truyền thần Bao Công lúc sinh tiền được truyền từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân quốc đã bị treo lên cây đốt cháy thành tro.


Mộ Bao Công tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy (Trung Quốc).

Sau năm 1949, đền thờ Bao Công do nhà nước quản lý, thuộc Công viên Bao Hà. Bức họa Bao Công từng được đưa vào Tử Cấm Thành triển lãm, nhờ đó còn giữ được tấm ảnh chụp lại. Về sau, Bao Tiên Hải trao bức họa và gia phả cho con gái là Bao Huấn Chi cất giữ, cuối cùng bị Hồng vệ binh lục soát tìm thấy, đem ra đốt sạch.


Khu lăng mộ Bao Công được đổi tên thành "Vạn tuế quán" cũng bị Hồng vệ binh thiêu hủy nhiều thư tịch cổ. Phần mộ của vị quan thanh liêm một thời không thể duy trì vẹn toàn. Trước đó, nơi đây cũng bị đào trộm, về sau bị lấn chiếm để làm đất canh tác.


Lăng mộ Bao Công nguyên thủy được mở cửa cho khách tới tham quan.


Quan tài Bao Công được bài trí đơn giản dù có quy mô lớn.

Theo sử sách, sau khi Bao Công ra đi; các cận vệ bên cạnh ông đều lang bạt giang hồ; chỉ còn lại duy nhất Vương Triều ở lại chăm mộ chủ. Về sau, khi Vương Triều qua đời, hậu duệ của Bao Công thờ ông như người nhà.


Hiện có 15 mảnh xương của Bao Thanh Thiên được trưng bày trong Nhà Bảo tàng tỉnh An Huy. Tại điện thờ ông có hai câu liễn "Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường" ý nói phẩm chất cao quý của ông.


Bên trong quan tài của Bao Công tại An Huy hiện nay chỉ có 20 mảnh xương được chính quyền tỉnh và con cháu của ông xin về từ trung tâm giám định do hài cốt đã tuyệt tích.


Bao Công có bị bức hại?


Bao Công được xác thực là vị quan có thật ngoài đời.

Xưa nay vẫn lan truyền thuyết Bao Công chết do bị hạ độc vì ông nổi tiếng cương trực, không sợ quyền thế, can gián cả vua. Bọn tham quan ô lại cùng hoàng thân quốc thích hư đốn xem ông như cừu thù.


Trên mộ chí của Bao Công chép rằng:


"Năm Gia Hựu thứ 7, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) vừa ra bàn việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa."


Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ có 13 ngày, trong thời gian này lại còn sử dụng thuốc của vua ban. Dư luận nghi ngờ rằng phải chăng Bao Công chết vì uống "lương dược" của vua ban?



Tấm văn bia được tìm thấy trong "lăng mộ số 1".

Các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu năng lượng vật lý cao Học viện Khoa học Trung Quốc đã phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công. Kết quả cho thấy: Hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượng chì và arsen (thạch tín) lại thấp hơn người thường. Ngày xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân), chúng có độc tính cực mạnh. Theo TS Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống phải thuốc có chứa thạch tín.


Khai quật mộ Bao Công năm 1973. Chiếc quan tài làm bằng gỗ mộc tơ vàng nổi bật giữa những quan tài thô sơ bên ngoài rìa khu mộ.


Nghi ngờ mộ Bao Công là mộ giả?


Theo Tống sử, từ khi Bao Công nhập táng (năm 1063), vùng Lư Châu thường xuyên bị họa binh lửa, quân Kim đã 3 lần tấn công, chiếm giữ Hợp Phì, khai quật lăng mộ các đại thần nhà Tống để trả thù và vơ đồ tùy táng.


Trong bài ký 'Trùng tu mộ Hiếu Túc Bao Công' của Lâm Chí viết vào năm 1199, kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Bao Công có đoạn: "Gặp cơn binh lửa, con cháu lưu tán, phần mộ hoang tàn, cỏ gai phủ kín..."


Quang cảnh lăng mộ nguyên thủy hoang tàn vì bị phá hoại. Bên trong khu mộ của Bao Công nhiều chỗ không còn được nguyên vẹn.


Tiếp đó, chiến cuộc liên miên, các triều Nguyên, Minh, Thanh nối nhau thống trị. Vì thế nhiều người hiện nay nghi ngờ hậu duệ Bao Công sợ họa này nên đã âm thầm đưa di cốt Bao Công cùng mộ chí chôn tạm ở một nơi không ai để ý, lại còn tạo ra "mộ gió" gần đó để che mắt.


Một số hình ảnh về Nghĩa trang Bao Chửng, Hợp Phì:


Đền thờ mộ Bao Công ở Hợp Phì.

Bao Công.

Máy chém đầu tùy theo cấp bậc.


Lính canh.

3 máy chém 개작두, 범작두, 용작두.. Gaejakdu, Beomjakdu, Yongjakdu... "Jakdu" nghe gần giống với "chặt đầu".

Bản đồ khu vườn.


Thẩm phán Bao Chửng.


Tấm bảng tiếng Anh.

Hai mươi bốn chữ hiếu trong mộ.

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page