top of page
​AD

Chiến Tranh Nga-Ukraine - Trung Quốc Nên Chuẩn Bị Cho Điều Tồi Tệ Nhất

Khi chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc, Nga có thể ngã hoàn toàn về phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau vào tháng 2/2022. Ảnh: Alexander Nemenov

Tính đến giữa năm 2023, thế bế tắc trên chiến trường Nga-Ukraine không có thay đổi đáng kể, Nga vẫn nắm thế chủ động trên chiến trường. Nhưng bất kể cuộc xung đột Nga-Ukraine kết thúc như thế nào, nó nhất định sẽ có tác động sâu sắc đến tình hình quốc tế và Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với một số thay đổi bất ngờ, Chính phủ Trung Quốc nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.


Việc liên tục làm sâu sắc và nâng cao quan hệ song phương giữa Trung-Nga với những khuynh hướng chính trị phức tạp thực chất là do sự phong tỏa và gây áp lực liên tục của các nước phương Tây. Các mối đe dọa an ninh do phương Tây gây ra còn tồn tại thì xu hướng liên kết Trung Quốc-Nga còn nồng ấm, nhưng điều này không có nghĩa là quan hệ đối tác Trung-Nga không bị đổ vỡ.



Lợi ích chung lớn nhất của Trung Quốc và Nga là ứng phó với những thách thức của phương Tây, ngay từ khi nước Nga được tách ra khỏi Liên Xô, Yeltsin, tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga, đã thực sự khá gần với phương Tây về định hướng chính trị. Vào thời điểm đó, Nga luôn hy vọng được tham gia vào hệ thống chính trị của thế giới phương Tây và trở thành một quốc gia châu Âu thực sự. Vào thời điểm đó, Trung Quốc còn rất yếu so với phương Tây và Nga, vì vậy việc Yeltsin không đặt cược vào Trung Quốc là điều hoàn toàn dễ hiểu.


Có thể nói, khát vọng hội nhập phương Tây, thậm chí gia nhập NATO của Nga lúc đó không kém gì Ukraine ngày nay, không chỉ giới cầm quyền, mà người dân Nga cũng đặt nhiều kỳ vọng vào điều này.


Thành phố Hải Sâm Uy bị đổi tên thành Vladivostok. Ảnh: Роберт Рэй


Với tư cách là người kế nhiệm được Yeltsin lựa chọn, triết lý cầm quyền ban đầu của Putin là làm bạn và hợp tác với các nước lớn ở châu Âu và Mỹ, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Putin, chính phủ Nga đã ba lần xin gia nhập NATO. Nói không ngoa rằng chế độ hiện đại của Nga đã nghiêng về phía phương Tây ngay từ đầu. Ngược lại, đối với Trung Quốc, nước láng giềng phía Đông, Nga lại không quá coi trọng mối quan hệ giữa hai nước, cốt lõi trong chiến lược của Nga luôn đặt ở châu Âu, thậm chí, Nga còn tỏ thái độ thù địch với Trung Quốc, bởi vì sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới an ninh và lợi ích vùng Viễn Đông của Nga, đó là lý do tại sao Hải Sâm Uy được đổi tên thành Vladivostok, theo tiếng Nga có nghĩa là chinh phục phương Đông.


Clinton và Yeltsin tại Hyde Park, ngày 23/ 10/1995. Ảnh: Reuters

Nga chỉ thực sự nhận ra rằng phương Tây có ý đồ xấu từ việc NATO liên tục mở rộng về phía Đông. Trên thực tế, trước năm 2007, khi NATO mở rộng về phía Đông, Nga vẫn hướng về Phương Tây, phớt lờ một cách có chọn lọc và còn hiện sự hợp tác chân thành.



Nhưng mọi chỉ thay đổi sau năm 2007, khi NATO liên tục mở rộng về phía đông, các nhà lãnh đạo Nga nhận ra rằng dường như có những mâu thuẫn không thể hòa giải giữa các nước phương Tây đối với tương lai của Nga. Nước Nga mà Putin muốn xây dựng là một liên minh mới bao gồm Trung Á và Ukraine. Nga hy vọng sẽ định hình lại sức mạnh cốt lõi của Liên Xô, bao gồm hệ thống công nghiệp tương đối hoàn chỉnh và sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp để trở lại vị thế của một siêu cường. Nhưng phương Tây muốn “thiến” Nga, biến Nga thành một quốc gia không có sức cạnh tranh trên thế giới, điều này là không thể chấp nhận được đối với Putin.


Trong hoàn cảnh đó, Nga buộc phải hợp tác với Trung Quốc, một quốc gia cũng bị phương Tây chèn ép. Điều mà Nga không ngờ tới là Trung Quốc phát triển rất nhanh thành một cường quốc thế giới sánh ngang với phương Tây và đây chính là điều làm nước Nga thay đổi tư duy: hợp tác với Trung Quốc có thể phục hưng và làm nước Nga trỗi dậy. Xét cho cùng, phương Tây nham hiểm còn Trung Quốc có uy tín hơn rất thuận lợi trong hợp tác quốc tế, lợi ích của Trung Quốc lại chủ yếu nằm ở châu Á, không cạnh tranh với Nga. Hai nước là láng giềng láng giềng, việc duy trì quan hệ đối tác tốt đẹp sẽ giúp tạo hậu phương vững chắc cho cả hai bên.


Kết quả của xung đột Nga-Ukraine trực tiếp quyết định tương lai của quan hệ Trung-Nga và các mô hình địa chính trị xung quanh Trung Quốc, đó là Nga thôi chống đối và ngả về phương Tây một cách hoàn toàn.



Đây không phải là lời nói mang tính báo động, mà là hiện thực sẽ xảy ra, là một thách thức thực tế mà đất nước Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong tương lai. Xét về diễn biến trên chiến trường, nếu Nga chịu một thất bại quân sự to lớn thì cơ sở cầm quyền của Putin sẽ bị giáng một đòn nặng nề. Nếu Putin từ chức, chính phủ mới chắc chắn sẽ thay đổi thái độ đối với các vấn đề quốc tế, nhượng bộ, thậm chí thỏa hiệp trong xung đột Nga-Ukraine để đổi lấy việc phương Tây dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với Nga.


Ngay cả khi thế chủ động vẫn được giữ vững trên chiến trường, thì Putin đang trong thời gian cuối cùng trên cương vị tổng thống Nga, người dân Nga sẽ đặt hy vọng của mình vào một cục diện chính trị mới, nhưng vấn đề là nước Nga đã độc lập chưa?


Trong 30 năm người cai trị thực sự có năng lực chỉ là Putin. Ngay cả khi Putin nhận ra tham vọng tiêu diệt Nga của phương Tây, nhà lãnh đạo mới có thể sẽ không tiếp tục chính sách chiến tranh của mình và nước Nga vẫn đối mặt với nguy cơ ngả về phương Tây. Hai biến số này sẽ cùng chỉ ra một kết quả, Trung Quốc sẽ mất Nga, một đồng minh quan trọng, một mình sẽ phải đối mặt với sức mạnh của phương Tây.



Vladimir Putin đã thông qua luật có thể giữ ông tại vị đến năm 2036. Ảnh: Sputnik

Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Trước hết, việc Nga ngả về phương Tây tất yếu sẽ trở thành động lực lớn để trấn áp Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình thế bị bầy sói bao vây. Để đề phòng Nga, Trung Quốc nhất định sẽ triển khai quân đội ở biên giới phía đông bắc như đã làm trong những năm 1970 và 1980, điều này sẽ cản trở rất nhiều đến nền kinh tế và xây dựng trong nước.


Thứ hai, biện pháp cứng rắn và mềm dẻo mà Nga hiện đang gánh chịu có thể sẽ được Trung Quốc sao chép, nếu phương Tây muốn gây sự xung quanh Trung Quốc như vấn đề biên giới Trung Ấn và vấn đề Đài Loan chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu phương Tây muốn mang một Ukraine đến bên Trung Quốc, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận.



Một điều cực kỳ quan trọng, Nga đang là nhà cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, nếu mất đi sự hỗ trợ này, ảnh hưởng đến năng lực công nghiệp và khả năng chiến tranh của Trung Quốc, đặc biệt là khi Úc ngày càng tham gia sâu hơn vào chiến lược châu Á Thái Bình Dương của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.


Phần mới đi vào hoạt động của đường ống dẫn khí tự nhiên hướng đông này sẽ đưa khí đốt của Nga đến Đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc. Ảnh: Weibo

Để giữ Nga là một đối tác quan trọng, Trung Quốc nhất định phải có ảnh hưởng đối với sự phát triển và xây dựng của Nga, làm cho Nga nhận ra rằng hợp tác với Trung Quốc là phù hợp với lợi ích chiến lược của Nga, thì mới có thể thực sự phá vỡ vòng vây của các thế lực phương Tây và mở ra một cách để tồn tại trong không gian cấu trúc thế giới mới.



Bài báo của tác giả Minh Hào dưới nhan đề ‘Khi chiến tranh Nga Ukraine kết thúc, Trung Quốc nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất: Nga có thể ngã hoàn toàn về phương Tây’ đăng ngày 13/6/2023.

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page