top of page
​AD
Hòa Nguyễn

Liên Minh Các Bộ Tộc Bahnar—Rengao Trên Vùng Bắc Tây Nguyên Vào Cuối Thế Kỷ 19

Vùng Tây Nguyên từ xa xưa đã là địa bàn cung cấp nhân lực, vật lực cho các vương quốc Chăm Pa, Phù Nam.

Nhạc sĩ làng đang dạo ca khúc hát tán tỉnh một cặp đôi sắp cưới.


Với địa bàn rộng lớn, các bộ tộc đa dạng cộng thêm điều kiện địa hình đồi núi phức tạp nên xuyên suốt 1 quãng thời gian dài, các cường quốc trong khu vực bấy giờ như đế quốc Khmer hay Champa đều hầu như chỉ định cư, lập các khu định cư ở vùng rìa hay giao thương hàng hóa với các bộ tộc vùng cao cũng như sử dụng địa bàn như là đường giao thông để hành binh đánh tạt sườn đối phương.



Các nhóm bản địa ở Tây Nguyên về hình thức, hệ ngôn ngữ cũng như điều kiện địa hình mà có thể chia làm 2 nhóm chính.



Nói về ngôn ngữ thì có thể chia làm nhóm ngữ hệ mang yếu tố Khmer như Bahnar, Sedang với nhóm ngữ hệ Nam Đảo như Ê Đê, Jrai, Churu, Raglai...


Về địa bàn thì các bộ tộc bản địa có thể phân ra làm 2 nhóm chính là Nam Tây nguyên và Bắc Tây nguyên.

Trong số các tộc người Tây Nguyên thì nhóm ngữ hệ Nam Đảo, vốn cùng ngữ hệ với người Chăm ở đồng bằng ven biển miền Trung là nhóm phát triển hơn cả.


Về lịch sử thì ngay từ xa xưa, 1 vài dân tộc Tây nguyên về chính thể đã thành lập được các vùng lãnh thổ mà trong sử sách gọi là tiểu quốc như tiểu quốc Mạ khu vực Đông Nam Bộ, tiểu quốc Lạt, tiểu quốc Mnong, tiểu quốc Jrai...



Vào thế kỷ 15, sau ngày thành Đồ Bàn bị thất thủ trước quân đội Hậu Lê vào năm 1477 thì sự thống trị của người Chăm trên miền Tây Nguyên cũng bị tan vỡ.


Bên cạnh nhóm người Chăm ở lại trên tiểu quốc cuối cùng của họ là Panduranga thì 1 số nhóm khác đã lựa chọn phương án di cư.


Các nhóm di cư đã tỏa ra khắp nơi tới Chân Lạp, tới Mã Lai hay thậm chí là đi ngược lên vùng cao ở lẫn với các dân tộc anh em.



Sự thất thủ của thành Đồ Bàn cũng dẫn đến sự phân hóa, phân li giữa các cộng đồng các tộc người trong nhóm người Nam Đảo như người Chăm và người Rang Đê.


Trong khi người Chăm dần dồn tụ vào miền đồng bằng ven biển còn lại tại Ninh Thuận – Bình Thuận thì các tộc người còn lại trong nhóm ngữ hệ Nam Đảo do sự chia cắt của người Việt mà lùi lên các vùng cao và tiếp tục phân hóa.



Người Rang Đê xưa vốn từng cùng với người Churu đóng góp nhân lực phục vụ cho sự hưng thịnh của Chăm Pa giờ đây bị tan rã thành các nhóm Ê Đê ở Nam Tây Nguyên và Jrai trên miền Bắc Tây nguyên.

Sự tan rã này dẫn đến sự ra đời của các tiểu quốc khác nhau với vận mệnh khác nhau.



Người Ê Đê ở phía nam với nhóm Adham làm chủ lực đã nhanh chóng thành lập tiểu quốc Adham riêng của mình trên vùng Đak Laktừ Kr ông Năng qua Cư Gar, Buôn Đôn cho tới khi một nhóm người Lào di cư do một người lai nửa Lào nửa Mnong tên là Y Thu K’nul hay nổi danh hơn là vua săn voi Khun Ju Nốp tới và được nữ thủ lĩnh của nhóm Adham là Ya Wam a.k.a Mtao Ya cấp đất khu vực Buôn Đôn cho họ định cư để rồi tiểu quốc của nhóm Adham sau đó suy tàn và dần bị nhóm Kpa đồng tộc ở Buôn Ma Thuột cùng các nhóm Mnong cạnh tranh cho tới khi bị người Pháp sáp nhập vào thuộc địa Đông Dương vào đầu thế kỷ 20.


Lăng mộ của một tù trưởng Ê Đê được trang trí bằng những bức tượng của những người phụ nữ trung thành của ông. Ản: L. de Layougune.


Một thiếu nữ Moï với đôi tai nong.



Một tù trưởng Chăm và con gái của ông.


Một nông dân làm việc.


Lễ sinh: Mang vật liệu cho một người mẹ trẻ.



Vợ của một tù trưởng.


Trẻ em trong gia đình.


Một phù thủy thực hiện nghi lễ kết hôn trước các bài tế.



Trẻ em tranh giành những gì còn sót lại của lễ cưới.


Kha (Cô gái nô lệ).


Tù nhân bản xứ.



Một túp lều chứa các lễ vật cầu xin dâng lên các vị thần.


Các ngôi mộ được rào bằng tre và được trang trí bằng ngà voi.



Giỏ tre đan dùng để đựng lễ vật cho các tư tế. Ảnh: A. Cabaton.


Đá tưởng niệm được dựng lên cho một con hổ.


Một nhóm săn bắt.



Một chú voi và người lái xe của nó.


Lễ hội của người chết: Cõng trâu hiến tế về nhà.


Lễ hội của người chết: Cây được dựng lên để tổ chức lễ kỷ niệm.



Nghi thức tang lễ: Thi thể trong quan tài làm từ thân cây rỗng.


Nghi thức tang lễ: Thi thể thể hiện nguyện vọng được chôn cất tại địa điểm này.


Kiểm tra y tế.



Nhìn qua ống nhòm.


Ba chàng trai của đội cận vệ bản địa.


Tòa án xét xử ở giai đoạn người An Nam.



Trong khi đó nhóm Jrai phía bắc sau năm 1477 cũng thành lập tiểu quốc Jrai hay nổi danh hơn trong sử Việt là Nam Bàn, Thủy Xóa – Hỏa Xá do các vua Lửa (Mtao/ptao Apui), vua Nước (Mtao/ptao Ea) và vua gió (Mtao/ptao Angin) cai trị.


Nhưng dù là tiếng là có các vua nhưng các vị Phong Vương, Hỏa Vương, Thủy Vương này đều thiên về thần quyền hơn hơn là dân chính.


Trừ việc có uy với lân bang thì hầu như trừ các buôn Plei Măng (Phú Thiện, Gia Lai), Plei Ơi (Ayun Hạ, Phú Thiện Gia Lai) cùng Plei Tao (Ia Phang, Chư Pưh, Gia Lai) là nơi làng gốc tương ứng của các vua Gió, Lửa và Nước thì việc dân sự tại các buôn, plei khác đều do các chúa làng cai trị một cách tản mác.



Xứ Nam Bàn sau khi triều đình Khmer từ bỏ lệ triều cống truyền thống vào đời vua Ang Dương của Chân Lạp khoảng năm 1860 thì tình hình cũng bước vào giai đoạn thoái trào.


Chính vì tình hình không có 1 chính thể thống nhất đủ sức quản lý nội chính giữa các tộc người cũng như việc từng buôn riêng lẻ ở Tây Nguyên chính là những tiểu quốc đã khơi mào các cuộc chiến loạn, cướp bóc lẫn nhau và giữa các tộc người lớn mạnh hơn với các tộc người yếu hơn.


Trong số các nhóm thời kỳ này thì ở miền Bắc tây Nguyên, các nhóm Jrai và Sedang được xem là mạnh mẽ và hiếu chiến hơn cả và đối tượng đột kích, cướp phá của hai tộc người này chính là các buôn láng giềng của người Bahnar và Rengao.



Cùng với tình hình loạn ly vào thế kỷ 19 thì các nhà truyền giáo người phương Tây cũng đã đặt chân đến đây thành lập các khu truyền giáo tại Buôn Hồ (nay là Kon Tum) cũng như sinh sống, cải đạo cho người bản địa.


Vì sống cùng với những cộng đồng bản địa lại giữa thời buổi Pháp đô hộ nên các vị cha cố truyền đạo cũng có các mối vướng bận riêng về thù hận giữa các tộc người bản địa, các cuộc đột kích nhắm vào giáo dân cũng như việc các một số cuộc khởi nghĩa trong Cần Vương hay Văn Thân bên cạnh chống Pháp thì còn chống luôn cả việc truyền và theo đạo Thiên chúa.


Một vài vị giáo sỹ truyền đạo như giáo sĩ Jean Baptiste Guerlach (Cố Cảnh, 1858 -1912), Jules Vialleton (1848-1909) hay Pierre Irigoyen tại hội truyền giáo Kon Tum trước tình hình này đã quyết định thuyết phục các tộc người yếu hơn như Bahnar và Rengao tiến hành liên thủ để chống lại các cuộc đột kích cướp phá càng lúc càng gia tăng của các nhóm Jrai và Sedang.



Nhà thám hiểm người Pháp Jean Baptiste Guerlach trở thành vua của Tây Nguyên.


Jules Vialleton.


Pierre Irigoyen.


Ý tưởng tổ chức chống trả lại các cuộc đột kích từ các tộc người mạnh hơn của các vị giáo sỹ truyền đạo bị các thủ lĩnh Bahnar nghi ngờ vì người Bahnar và người Rengao chưa từng đánh bại các tộc người mạnh hơn trên chiến trường nhưng không vì vậy mà nó không được thực hiện.


Tháng 2 năm 1888, khoảng 1200 chiến binh dưới sự dẫn dắt của Cố Cảnh đã đánh bại người Jrai.


Sau chiến thắng này, ý tưởng liên hợp các nhóm người yếu hơn lại để có thể liên thủ trước các nhóm mạnh hơn đã có thể thực hiện.



Một thủ lĩnh Bahnar là Pim đã giúp đỡ thành lâp liên minh Bahnar-Rengao.


Đúng như tên gọi của mình, liên minh gồm 2 nhóm là người Bahnar và người Rengao.


Nói về người Rengao thì họ không hẳn là nhóm người riêng biệt mà là 1 nhóm người có phương ngữ riêng thuộc cả 2 nhóm Bahnar và Sedang.


Theo sách Rừng người Thượng của 1 nhà phiêu lưu, thưc dân người Pháp cùng thời là Henri Maitre thì từ Rengao có nghĩa là biên cương, biên giới tức là chỉ nhóm người mang phương ngữ riêng biệt của các nhóm này sống ở vùng tiếp giáp của các tộc người.


Bên cạnh các nhóm Bahnar Geular, Halong, Hagu, Jeleung, Beneum hay các nhóm đã tách biệt ra khỏi nhóm ngôn ngữ Bahna trong thời gian dài như Chí Đốc, Ta Liêng, Ta Rê, Ta Va, Ta Chôm thì theo sách Rừng người Thượng, nhóm Rengao của người Bahnar sinh sống tại vùng đồng bằng sông Krông Bla cho tới thượng nguồn sông Plei Dredrop.


Tương tự như Bahnar, người Sedang cũng có 1 nhóm Rengao riêng bên cạnh các nhóm Sedang Hamong, Dedrah, Keumrang, Duan, Here hay Kajong, Halang, Halang-Duan, Tác Minh, Xa Giang, Dương Nước, Dương Bồ, Ta Kua...



Cũng theo sách Rừng người Thượng thì nhóm Rengao Sedang sinh sống tại thung lung hạ lưu các sông Bla và Peko cho tới vùng hợp lưu 2 sông đó.


Sau khi liên minh được thành lập không lâu thì tình hình khu vực lại có chút chuyển biến khi 1 nhà phiêu lưu người Pháp là Marie Charles David de Mayrena hay ngắn gọn là Marie Đệ Nhất sau khi tới chữa bệnh cho người bản địa và được vài làng tôn làm trưởng làng đã thuyết phục các linh mục truyền giáo tại Kon Tum và tự tuyên bố thành lập nên 1 xứ riêng là Vương quốc Sedang vào ngày 3 tháng 6 năm 1888 với quốc chủ là Marie Đệ Nhất và thủ đô Pelei Agna đóng ở làng Kon Gung (Đak Ma, Đak Hà, Kon Tum).


Ngày 4 tháng 7 cùng năm, 1 liên minh với liên minh Bahnar-Rengao được thiết lập, đưa các nhóm người Bahnar-Rengao riêng lẻ về thành thần dân của vương quốc bên cạnh nhóm chủ thể chính của vương quốc là các tộc người Sedang.



Tuy nhiên, vì việc tự lập này không được chính quyền thuộc địa đồng ý nên vương quốc Sedang bị giải tán sau cái chết của quốc chủ Marie Đệ Nhất đang lưu vong tại Mã Lai ngày 11 tháng 11 năm 1890.


Tuy là vương quốc Sedang bị giải tán song liên minh Bahnar-Rengao vẫn tiếp tục tồn tại thêm 1 thời gian.


Theo 1 vài nguồn thì dù vậy thì chính quyền thuộc địa cũng không cho phép các chính thể bản địa trên vùng Tây Nguyên tiếp tục còn đất sống nên dù vị thủ lĩnh Bahnar là Pim đang làm thủ lĩnh liên minh Bahnar-Rengao có cố gắng thế nào thì cũng không tránh khỏi việc tới lượt liên minh bị giải thể.


Năm 1895, liên minh Bahnar-Rengao sau một thời gian tồn tại đã bị sáp nhập vào bản đồ thuộc địa Đông Dương và bị giải thể.

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.