top of page
​AD
Nguyễn Tuấn

Nga Có Nguy Cơ Ly Khai - Châu Á Thái Bình Dương Sẽ Phát Triển Thành Hai Cực

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sa lầy trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine thì có nhiều tin đồn về việc nước Nga sẽ tan rã.

Những người ủng hộ phe đối lập tham dự một cuộc biểu tình chống Putin trái phép do lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny kêu gọi ở St. Petersburg, Nga, vào ngày 5/5/2018, hai ngày trước lễ nhậm chức của Vladimir Putin cho nhiệm kỳ thứ tư của điện Kremlin. Ảnh: Olga Maltseva

Lý do tại sao Nga bị phân rã là vấn đề thực tiễn chứ không chỉ là vấn đề lý luận nữa. Từ tình hình quốc tế hiện nay và từ góc độ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào?


Từ quan điểm hiện thực, liệu nguy cơ chia rẽ nước Nga là có hay không? Điều này hoàn toàn đúng. Từ việc Quân đoàn Tự do Nga có thể tăng từ 5.000 người lên hơn 10.000 người trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khả năng kiểm soát lãnh thổ trong nước của Nga là tương đối kém.



Tại sao Prigozhin dám chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga và chính phủ Nga nhiều như vậy không phải chỉ vì cái gọi là chủ nghĩa hình thức của bộ máy quan liêu Nga sao, dám công khai chỉ trích triều đình nhà Thanh? Tăng Quốc Phiên hồi đó không được triều đình nhà Thanh sủng ái khi nắm quân Hồ Nam, nhưng Tăng Quốc Phiên hay Lý Hồng Chương có dám công khai chỉ trích triều đình nhà Thanh không? Vào thời điểm đó, triều đình nhà Thanh vẫn còn một số thế lực, Tăng Quốc Phiên là một lãnh chúa địa phương và nắm Quân đội Hồ Nam với 200.000 binh lính trong tay, phải duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với triều đình nhà Thanh, đừng nói đến Từ Hy Lão Phật (Hoàng Thái hậu), ngay cả những tướng lĩnh cấp cao khác của quân đội nhà Thanh, ông cũng không dám chỉ trích.


Khi chúng ta nói về Prigozhin, mọi người đều có một cách giải thích, tại sao ông ta lại chỉ trích? Vì ông ta có tham vọng nên ông ta dám. Cách giải thích của tôi khác, đúng là ông ta có tham vọng, tình hình hiện tại ở Nga đã cho phép ông ta có dũng khí để chỉ trích quân đội, Bộ Quốc phòng và chính phủ Nga. Nếu nước Nga còn có thực lực nhất định, nếu như nước Nga còn có người khác có thể chiến đấu, thì ông ta đố dám nói những lời độc ác như vậy.


Triều đình nhà Thanh khi đó còn có kỵ binh Mông Cổ và các Đại doanh Giang Bắc, Giang Nam của quân Thanh vẫn có sức chiến đấu nhất định, ngoài quân Hồ Nam còn có các lực lượng vũ trang từ các nơi khác như quân Hoài để kiềm chế nên Tăng Quốc Phiên không dám công khai chỉ trích triều đình nhà Thanh.


Bức ảnh không ghi ngày tháng do quân đội Pháp công bố cho thấy lính đánh thuê Wagner lên một chiếc trực thăng ở miền bắc Mali.


Ngày nay chúng ta thấy rằng Wagner có 50.000 người, ông ta đã là lực lượng duy nhất ở Nga còn có thể chiến đấu, trong nội địa nước Nga, ngay cả những lực lượng như Quân đoàn Tự do cũng không thể đối phó hay chống lại và đó là tại sao Prigorzhin lại dám nói ra những lời như vậy. Không một thế lực nào trong nước có thể kiềm chế được ông ta, cũng phải nói là tổng thống Putin đã cho ông ta được ba điểm, quyền thế và uy tín của ông ta ngày nay còn lớn hơn cả Tăng Quốc Phiên khi trước. Vì vậy, sự tan rã của nước Nga, xét từ góc độ của chủ nghĩa hiện thực, chắc chắn là một vấn đề thực tiễn chứ không chỉ là vấn đề lý luận, đây là điểm thứ hai mà chúng ta nói đến.


Yevgeny Viktorovich Prigozhin, nhà tài phiệt Nga, chỉ huy lính đánh thuê, và là người thân cận của tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP

Trung Quốc thực hiện chính sách “Một vành đai, một con đường”. Trục chính của “Một vành đai, một con đường” là gì? Đó là các nước Á Âu, đặc biệt là Trung Á, Vịnh Ba Tư và Trung Đông. Trung Quốc đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo của năm quốc gia Trung Á. Với sự hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran của Trung Quốc, việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan, thời điểm chiến lược để chúng ta hoạt động ở châu Á đã đến.



Các nước Trung Đông không tin tưởng Hoa Kỳ, vì việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan không có bất cứ một hiệp định nào, dù đó là hiệp định đình chiến mà Hoa Kỳ ký trên Bán đảo Triều Tiên năm 1953 hay Hiệp định Paris mà Hoa Kỳ ký khi rút quân khỏi Việt Nam năm 1973, khi Hoa Kỳ rút đi hoặc rút gần hết quân đội, phải có lời giải thích chính trị, nhưng lần này thì không. Ả Rập Saudi và các nước khác hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ ở lại nhưng Biden lại rút quân, điều làm tổn thương trái tim của Ả Rập Saudi và các quốc gia khác. Mỹ đã ở đây hơn 20 năm và không nhận được gì. Không có sự ổn định về chính trị của khu vực này ai sẽ đứng ra dọn dẹp mớ hỗn độn này đây?


Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ sau 7 năm đình chỉ sau các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh. Ảnh: China Daily

Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội lịch sử này để hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran. Lòng tin của người dân Trung Đông đối với chính sách của Mỹ đã giảm sút chưa từng thấy một nhân tố chính để Trung Quốc nắm bắt cơ hội này nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia của mình. Khi không có bất kỳ thỏa thuận chính trị nào về việc đơn phương rút quân của Hoa Kỳ một hành động vô trách nhiệm đã dẫn đến khả năng chúng ta tiến vào Trung Đông, tức là lục địa châu Á đã là của Trung Quốc, mà phương Tây gọi là “bá quyền”. Chúng ta gọi đó là sự thống trị hay bất cứ điều gì, chúng ta đã có một cơ hội lịch sử mà quá khứ chưa từng có để thống trị tình hình trên lục địa châu Á. Chúng ta cũng đã phân tích rằng châu Á trong 20 năm tới có thể là một cấu trúc lưỡng cực. Lục địa châu Á do Trung Quốc thống trị, trong khi Hoa Kỳ cùng với Nhật Bản, Philippines và Australia nắm ưu thế về hải quân ở châu Á Thái Bình Dương, tạo thành một mô hình hai cấp độ trên bộ và trên biển. Sau khi tình hình này kết thúc, một khi Trung Quốc thực sự thống trị lục địa châu Á, chúng ta sẽ xem Nga có tan rã vào lúc này hay không, đương nhiên chúng ta sẽ không tích cực thúc đẩy sự tan rã của nó như phương Tây, đây không phải là việc nước ta làm. Đất nước chúng ta không làm chuyện này, nhưng chúng ta phải phân tích, trong hoàn cảnh như vậy, sự tan rã của Nga sẽ có lợi hay bất lợi cho Trung Quốc?



Trước hết, nếu Nga chia thành hơn 40, thậm chí 60 quốc gia, như Cộng hòa Sông Đông, Cộng hòa Ural, hay Cộng hòa Viễn Đông, như phương Tây nói, điều đó sẽ không tốt cho Trung Quốc. Sự phân hóa quá mức về chính trị càng làm tăng khó khăn cho việc thống nhất và liên kết kinh tế, rốt cuộc dẫn đến điều gì? Chủ nghĩa ly khai và khủng bố đang thịnh hành, và sẽ không có hòa bình trong khu vực này!


Thứ hai, phổ biến vũ khí hạt nhân, 1.500 vũ khí hạt nhân đang hoạt động, 4.000 - 5.000 đầu đạn hạt nhân dự trữ được phân phối cho hơn 40 quốc gia, thiệt hại đối với tình hình khu vực toàn cầu là không thể tưởng tượng được, điều này không tốt cho Trung Quốc, tất nhiên, sự thổi phồng của giới truyền thông để thu hút sự chú ý, nhưng chúng ta thấy rằng ở dạng này, sau khi Trung Quốc giành được ưu thế ở châu Á, theo những gì Brzezinski đã nói, Nga bị chia cắt thành ba phần, khách quan mà nói, điều đó thực sự có lợi cho chúng ta một phần nằm ở châu Âu, một phần nằm ở dãy núi Ural và Siberia nằm ở Viễn Đông, có nghĩa là, Nga được chia thành ba quốc gia, có thể duy trì sự ổn định chung về chính trị và tạo điều kiện hội nhập kinh tế mà không cần nhập cư xuyên quốc gia quy mô lớn và khủng bố, trong khi nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân giảm đi đáng kể. Trong hoàn cảnh đó, sự phân chia nước Nga phù hợp với quy luật phát triển chung của chính trị quốc tế.


Tên lửa đạn đạo RS-24 Yars của Nga trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Moscow năm 2020. Ảnh: Alexander Zemlianichenko


Tại sao Đế quốc Tây Ban Nha có thể tan rã, tại sao Đế quốc Anh có thể tan rã, và tại sao Nga sau khi suy tàn không thể tan rã? Chính trị quốc tế là luật rừng, là chính trị quyền lực, một đế quốc lớn không thể giữ nguyên lãnh thổ của mình và dẫn đến chia cắt, đây là logic chung của sự phát triển chính trị quốc tế. Đây là câu hỏi thực tế chứ không chỉ là lý thuyết, sự tan rã và chia cắt của nước Nga sẽ có những tác động khác nhau dưới hình thức nào và những tác động khác nhau này sẽ có lợi hay bất lợi cho Trung Quốc tùy theo thời điểm khác nhau. Tính chất phức tạp của vấn đề này phải được chuẩn bị trước, nếu nước Nga chia cắt, tan rã thì xử lý thế nào?



Tác giả: Sa Trị Bình, phó giáo sư khoa học chính trị Trung Quốc.

Σχόλια


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page