Thông điệp của Putin không có câu trả lời cho những vấn đề chính của người Nga.
Một năm sau khi bắt đầu chiến tranh, Vladimir Putin đã không thể tìm ra câu trả lời cho những vấn đề chính mà nhà nước Nga phải đối mặt. Mục đích cuối cùng của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông ta là gì? Có thể giải thích như thế nào về sự leo thang vô tận của chiến tranh và sự gia tăng số lượng nạn nhân của nó mà không có những thành công rõ ràng trên mặt trận? Khi nào chiến tranh sẽ kết thúc và liệu Putin có thể kết thúc nó không? Cuối cùng, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch và phía trước là một cuộc chiến không có hồi kết, thì giờ đây xã hội Nga nên sống theo những quy tắc nào?
Đòi hỏi những câu trả lời này từ Putin không chỉ có phe đối lập chính trị hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù hay phải sống lưu vong, mà còn có “phe chủ chiến”, những đại diện của nó cho rằng đất nước vẫn chưa trải qua sự huy động xã hội sâu sắc có tính đến “các nhiệm vụ đối đầu lịch sử với phương Tây toàn cầu hóa”. Tuyên truyền trên truyền hình đã dự đoán bài phát biểu lịch sử và thường trực của Putin vào ngày 21 tháng 2, trong đó mệnh lệnh “chiếm lấy Berlin một cách thực sự” cuối cùng sẽ được phát ra.
Chờ đợi những câu trả lời này có cả “đa số của Putin” trước đây, những người đang cố gắng tự thích nghi với cuộc sống ở nước Nga đang có chiến tranh và đảm bảo khả năng dự đoán tối thiểu cho cuộc sống của mình và sự an toàn của gia đình mình. Và những người được gọi là đại diện của giới tinh hoa Nga, những người không thể xác định cần thể hiện tinh thần yêu nước quân sự đến chừng mực nào, cũng không nhận được câu trả lời.
Nếu thị trưởng Moscow tạo dáng trong bộ đồ ngụy trang mỗi mùa một lần và tham gia vào công việc cải thiện tình hình ở Luhansk, thì cựu tổng thống Dmitry Medvedev lại tự coi mình là người đứng đầu một chính quyền phát xít ảo và đe dọa toàn thế giới trên Telegram messenger.
Giữa những nhân vật đại diện cho chế độ Putin và ngồi nghe bài phát biểu của Tổng thống của mình ở hàng ghế đầu, những người đã vỗ tay 53 lần và định kỳ lại đứng lên, cũng không có sự hiểu biết thống nhất về những gì đang diễn ra.
Cái gọi là sự ổn định đã là món hàng chính trị nội bộ chính của Putin, còn bây giờ sự hỗn loạn mà ông ta từng gieo rắc trên thế giới trong nhiều năm đã trở thành yếu tố quyết định cuộc sống của chính nước Nga. Không ai biết chính xác ngày mai sẽ phải hy sinh cái gì cho cuộc chiến: mạng sống của những người thân yêu, sự nghiệp hay tài sản. Trong những điều kiện như vậy chiến lược sinh tồn chính được thúc đẩy bởi phản xạ sinh học: một phần đáng kể người Nga giả vờ rằng họ đã chết.
Thông điệp gửi Hội đồng Liên bang đã kéo dài sự bất định sang mùa giải mới. Putin tránh các vấn đề then chốt và thích tập trung vào những chủ đề quen thuộc. Bài phát biểu của Tổng thống không đề cập đến những tổn thất trong chiến tranh, nhưng một phần đáng kể được dành cho “các biện pháp hỗ trợ xã hội”, nhưng lại khá khiêm tốn về các con số thực tế. Sẽ không còn tiền trong ngân khố Nga cho sự hào phóng trước đây của thời đại dành cho các dự án quốc gia và các khoản thanh toán coronavirus, và Bộ trưởng Tài chính Siluanov, người cũng ngồi nghe Tổng thống của mình trong hội trường, biết rõ điều này.
Putin mô tả Nga là một quốc gia của những khả năng to lớn bằng cách sử dụng lối hùng biện thủa trước chiến tranh, hồi tưởng về các dự án cơ sở hạ tầng và hứa hẹn mối quan hệ đối tác vĩ đại mới ở phương Đông. Nhưng không ai biết chính xác những khả năng này bao gồm những gì. Kinh nghiệm của ngày 24 tháng 2 năm 2022 đã cho cả những người Nga trung thành thấy rằng bất kỳ kế hoạch nào cho tương lai đều có thể bị cản trở bởi cơn co giật đột ngột về địa chính trị, không chỉ dựa trên tính toán bất hợp lý mà còn dựa cả vào “thuyết cứu tinh trong địa chính trị” của Putin.
Trong vòng một năm Putin và nhóm thân cận của ông ta đã không bận tâm giải thích cặn kẽ những lý do của cuộc chiến toàn cầu mà vì nó họ đang tuyển dụng người Nga. Trong bài phát biểu ngày 21 tháng 2 vừa qua cũng không có đột phá nào về vấn đề này: có vẻ như Putin chỉ ám chỉ rằng toàn bộ vấn đề là do nỗ lực của Giáo hội Anh giáo nhằm thúc đẩy một “Đức Chúa trung lập về giới tính”.
Trong khi đó Đức Chúa của Nga, như cần phải hiểu, có những đặc điểm giới tính rõ ràng, chính vì vậy mà việc bảo vệ các quyền của Chúa đối với họ là ý nghĩa của những cuộc tấn công bằng tên lửa vào các thành phố của Ukraine.
Rõ ràng là không hài lòng với tuyên truyền của chính mình, Putin đã không thay đổi quy chế của “chiến dịch quân sự đặc biệt” và không công bố kế hoạch cụ thể để sử dụng vũ khí hạt nhân. Nói chung bài phát biểu đã làm mất tinh thần đối với những người đang chờ lệnh bấm nút từ Tổng tư lệnh. Thay vào đó Putin đưa ra thông điệp từ quá khứ: bất chấp những khó khăn riêng biệt, chẳng hạn như các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp, mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch và không có gì phải lo lắng. Mục đích chính xác của cuộc chiến là gì - những người được đào tạo đặc biệt sẽ tìm ra nó, còn trong thời gian này người dân Nga, cùng với nhà lãnh đạo sáng suốt của họ, có thể tận hưởng những kế hoạch tuyệt vời cho tương lai. Và đặc biệt, cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo sẽ được tổ chức tại Nga đúng thời hạn, vào năm 2024, “một cách dân chủ và đúng thủ tục” như thường lệ. Trong tuyên bố này chỉ có thể thấy một nỗ lực nhằm mang lại sự ổn định cho các đối tượng, bởi vì không ai nghi ngờ về tiến trình và kết quả của các thủ tục dân chủ, như trong những năm trước. Tuy nhiên, người dân Nga không chờ đợi ngày hội dân chủ nhiều như đợt huy động lần thứ hai.
Phần kết, như thường lệ, là chủ đề chiến tranh hạt nhân, nhưng nó cũng chỉ được nêu ra mà không có sự nhiệt tình đặc biệt. Putin tuyên bố đơn phương đình chỉ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START III), để Điện Kremlin hiện có thể nối lại các vụ thử vũ khí hạt nhân “nếu Mỹ làm điều đó, như họ dự định”. Như vậy Putin không chỉ tiến hành một cuộc chiến tranh tội ác chống lại Ukraine, mà còn đưa thế giới quay ngược lại vài thập kỷ, về những năm tồi tệ nhất của Chiến tranh Lạnh, khi hai siêu cường hạt nhân đe dọa trực tiếp lẫn nhau và toàn thể nhân loại bằng sự hủy diệt toàn bộ. Chỉ khác là bây giờ Tổng thống Nga không có siêu cường quốc nào trong tay. Thậm chí không có cả lời giải thích rõ ràng về những gì đang xảy ra, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin chỉ tự hủy hoại tương lai của chính mình trong các mối quan hệ về nhân khẩu học, xã hội, và kinh tế.
Chuyến thăm Kyiv của Tổng thống Mỹ Biden một ngày trước “bài phát biểu lịch sử” cho thấy phương Tây đã nhận ra sự bất lực của Điện Kremlin trong đối thoại và đang trông đợi vào thất bại kinh tế và quân sự của Putin. Và người Ukraine ngày nay, không giống như người Nga, có những câu trả lời cho tất cả các vấn đề về sinh tồn. Họ biết tại sao mình chiến đấu, chiến đấu chống lại ai và chiến đấu để làm gì.
Opmerkingen