top of page
​AD

Sử Tàu Liệt Kê Các Phần Đất Mất Cho Sa Hoàng

Trong lịch sử giữa hai nước Trung Quốc và Nga có rất nhiều lần xung đột lãnh thổ và phần thua thường thuộc về Trung Quốc.

Bản đồ lãnh thổ Trung Quốc và các thuộc quốc của Trung Quốc (màu đỏ) bị Nga chiếm bằng 1/3 diện tích hiện nay của Trung Quốc.


Đọc lịch sử Tàu họ viết rằng các hoàng đế Nga đã 15 lần ép triều đình nhà Thanh ký các hiệp định nhượng đất của Trung Quốc cho Sa Hoàng với tổng diện tích 5.883.800 km vuông, chiếm 1/3 tổng diện tích của Trung Quốc hiện nay.


Người Nga thì khinh bỉ gọi người Trung Quốc là китаёза (người Trung Quốc với ý mỉa mai) hoặc узкоглазый (mắt híp) còn người Trung thì gọi người Nga là 战斗民族- dân tộc chiến đấu vừa có ý là hiếu chiến vừa sợ sệt.


Cũng phải nói rằng người Trung Quốc nhận tất cả các nước Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Tuva… là những thuộc quốc của họ. Qua đây mới thấy tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc là vô đáy. Đặc biệt thời Càn Long trong khi phía Bắc bị đế quốc Nga xâm chiếm họ vẫn xua quân xuống Việt Nam để hòng thôn tính nước ta. Đúng là tính cách mềm nắn rắn buông của người Tàu.



Hãy xem sử Tàu họ liệt kê các phần đất mất cho Nga Hoàng dưới đây:



1. 7/9/1689 (năm thứ 27 của Hoàng đế Khang Hy)


250.000 km vuông về phía tây của dãy núi Hưng An và sông Erguna (Nhĩ Cổ Na) đã bị mất sau khi Hiệp ước Nerchinsk được ký kết.


Bối cảnh đàm phán Trung-Nga khi Hiệp ước Nerchinsk được ký kết.



2. 21/10/1727 (năm Ung Chính thứ 5)


100.000 km vuông đất phía nam và tây nam của hồ Baikal buộc phải ký Hiệp ước Kyaktu và bị thua.


Hiệp ước Trung-Nga-Mông Cổ, còn được gọi là Hiệp ước Kyaktu (tiếng Nga: Кяхтинское соглашение; tiếng Mông Cổ: Хиагтын гэрээ), là một hiệp ước được ký kết bởi chính phủ Bắc Dương Trung Quốc, Nga hoàng và Ngoại Mông vào năm 1915.




3. Năm 1790 (năm thứ năm của triều đại Càn Long)


Đảo Kuye (Khố Diệp), rộng khoảng 100.000 km vuông, bị Sa Hoàng bí mật thôn tính.



Kuye, hòn đảo lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, bị Liên Xô chiếm đóng.



4. Năm 1840 (năm Đạo Quang thứ 20)


Kazakhstan vốn là thuộc quốc của Trung Quốc bị Sa Hoàng thôn tính, diện tích khoảng một triệu km vuông.


China (xanh) - Kazakhstan (cam).



5. Năm 1840 (năm Đạo Quang thứ 20)


Một phần của nước Kyrgyz là một dân tộc Turk sinh sống chủ yếu ở phía Bắc của Trung Á (Bố Lỗ Đặc), diện tích khoảng 100.000 km vuông, bị Sa Hoàng thôn tính.


Hai phụ nữ Kyrgyzstan trong trang phục truyền thống và một đứa trẻ dâng bánh mì và muối trong ngày khai mạc Đại hội Thể thao Ngựa Quốc gia, gần Đỉnh Lenin, Kyrgyzstan.




6. Vào ngày 28/5/1858 (năm Tây An thứ tám)


Một vùng rộng lớn ở phía tây Hắc Long Giang, phía bắc Hắc Long Giang, và phía nam của Ngoại Hưng An Lĩnh, có diện tích khoảng 460.000 km vuông, đã bị chiếm đóng bởi Nga hoàng.


Hắc Long Giang có nghĩa là "sông rồng đen", đây là tên tiếng Hán của sông Amur. Phiên âm tên tiếng Mãn của con sông là Sahaliyan ula (nghĩa là "sông đen"), và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của đảo Sakhalin.



7. 14/11/1860 (năm Tây An thứ 10)


Khoảng 430.000 km vuông đất gần hồ Đông Hưng Khải ở phía đông sông Hỗn Đồng và sông Ussuri đã bị Sa Hoàng chiếm đóng.


Đảo Zhenbao nằm trong sông Ussuri, tạo thành biên giới giữa Trung Quốc và Nga.



8. Năm 1864 (Năm Đồng Trị thứ ba)


Bắt đầu từ Shazdabaha và kết thúc tại Thông Lĩnh, vùng đất rộng khoảng 430.000 km vuông, Sa Hoàng buộc triều đình nhà Thanh phải trao .




9. Năm 1868 (năm Đồng Trị thứ bảy)


Nước Bố Hạ Nhĩ Hãn (Bukhara-Uzbekistan), thuộc quốc của Trung Quốc, với diện tích khoảng một triệu km vuông, bị Sa Hoàng thôn tính.


Bukhara.Bukhara là thành phố lớn thứ năm ở Uzbekistan, với dân số 280.187 người tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2020, và là thủ đô của Vùng Bukhara. Ảnh: Pouria Afkhami



10. Năm 1876 (năm Quảng Tự thứ 2)


Nước Kokand (nay là Kyrgyzstan, phần phía Đông của Uzbekistan và Tajikistan, và đông nam Kazakhstan ) thuộc quốc của Trung Quốc, diện tích khoảng 350.000 km vuông, bị Nga hoàng thôn tính.


Kokand là một thành phố ở Vùng Fergana ở phía đông Uzbekistan, ở rìa phía tây nam của Thung lũng Fergana.



11. Năm 1881 (năm Quang Tự thứ bảy)


Từ bóng núi Thiên Sơn ở phía tây nam Ili, diện tích khoảng 20.000 km vuông, Sa hoàng buộc triều đình nhà Thanh ký Hiệp ước chấp nhận thua trận.


Sông Ili là một con sông ở tây bắc Trung Quốc (Châu tự trị dân tộc Kazakh - Y Lê của Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương) và đông nam Kazakhstan (tỉnh Almaty).




12. Năm 1883 (năm Quang Tự thứ 9)


Khoảng 20.000 km vuông đất gần sông Erqisi (Nhĩ Tư Tư) và phụ cận Zhaisangbo (Trai Tang Bạc) đã bị mất khi bị Sa Hoàng cưỡng ép .


Sông Irtysh (E'erqisi He).



13. Năm 1895 (năm Quang Tự thứ 21)


Khu vực Pamir ở vùng cực tây của tỉnh Tân Cương, rộng khoảng 10.000 km vuông đất bị phân chia giữa hoàng đế Nga và Vương quốc Anh.


Dãy núi Pamir là một dãy núi nằm tại Trung Á, được tạo thành từ sự nối liền hay điểm nút của các dãy núi Thiên Sơn, Karakoram, Côn Lôn và Hindu Kush. Dãy núi này là một trong các dãy núi cao nhất thế giới, được biết đến trong tiếng Trung như là Thông Lĩnh 葱嶺 tức 'núi củ hành'.



14. Năm 1898 (năm Quang Tự thứ 24)


Sa Nga dùng vũ lực ép buộc phải cho thuê hai cảng ở Đại Liên có diện tích khoảng 3.800 km vuông.


Đại Liên là một thành phố cảng chính phụ thuộc tỉnh Liêu Ninh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, và là thành phố lớn thứ hai của Liêu Ninh (sau tỉnh lỵ Thẩm Dương) và là thành phố đông dân thứ tư của Đông Bắc Trung Quốc.




15. Năm 1921 (năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 10)


Sa Hoàng chiếm thuộc quốc Tannu Uriankhai nay gần như trùng với lãnh thổ Cộng hòa Tuva thuộc Liên bang Nga, đến năm 1944 (năm thứ 33 của Trung Hoa Dân Quốc), thôn tính hoàn toàn, với tổng diện tích khoảng 170.000 km vuông.


Bản đồ Tannu Uriankhai dưới sự cai trị của nhà Thanh Trung Quốc, bằng tiếng Mông Cổ và tiếng Trung Quốc.



16. Năm 1945 (năm thứ 34 của Trung Hoa Dân Quốc)


Liên Xô cùng Anh và Mỹ ký Hiệp định Yalta. Tháng 10/1945, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại Ngoại Mông mà quân đội Liên Xô đóng ở đó cũng tham gia bỏ phiếu buộc Trung Quốc phải công nhận cái gọi là "nền độc lập" của Mông Cổ hiện nay. Trung Quốc và Liên xô cũ nay là Nga đã có ba vòng đàm phán về lãnh thổ nhưng không đạt nguyện vọng của phía Trung Quốc. Đây là mâu thuẫn có tính lịch sử lâu đời không thể giải quyết ngay được.


Hội nghị thượng đỉnh Yalta vào tháng 2/1945 với (từ trái sang phải) Winston Churchill, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin. Cùng có mặt còn có Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov (ngoài cùng bên phải); Thống chế Alan Brooke, Đô đốc Hạm đội Sir Andrew Cunningham, RN, Nguyên soái của RAF Sir Charles Portal, (đứng sau Churchill); George Marshall, Tham mưu trưởng Lục quân và Đô đốc Hạm đội William D. Leahy, USN, (đứng sau Roosevelt).



Xin kể câu chuyện đàm phán lãnh thổ thời Khrushchev và Mao Trạch Đông: đầu năm 1964, tại địa điểm đàm phán biên giới Trung-Xô tại số 40, ngõ Đông Giao Dân, không khí đã thoải mái hơn trước có thể có kết thúc tốt đẹp. Chu Thuỵ Chân là phiên dịch viên tiếng Nga trong nhóm dịch thuật của Văn phòng Trung ương lúc bấy giờ, ngày 1/7, đã dịch cho Dư Đam, Phó trưởng phái đoàn Trung Quốc kiêm Vụ trưởng Vụ Xô viết và Đông Âu của Bộ Ngoại giao, mời đoàn đàm phán Liên Xô đến điều dưỡng Bắc Đới Hà nghỉ ngơi hai tuần trước khi bàn về vấn đề biên giới.



Mao đón Khrushchev để hội đàm.


Đột nhiên Mao Trạch Đông có bài phát biểu với đoàn nghị sĩ dân chủ Nhật Bản có nội dung: Liên Xô chiếm giữ quá nhiều đất đai. Tại Hội nghị Yalta, trên danh nghĩa Mông Cổ được trao trả độc lập, thực ra là bị tách ra khỏi Trung Quốc, nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Lãnh thổ của Ngoại Mông vượt xa quần đảo Kuril của bạn. Đã có lúc chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu Mông Cổ có thể được trả lại cho Trung Quốc hay không. Họ đã từ chối chúng tôi. Tôi đã nêu câu hỏi này ngay từ năm 1954, khi Khrushchev và Bulganin đến Trung Quốc, Liên Xô đã có quá nhiều lãnh thổ, hơn 20 triệu km vuông. Dân số chỉ 200 triệu. Các bạn Nhật Bản có dân số hơn 100 triệu người và lãnh thổ chỉ có 370.000 km vuông. Hơn 100 năm trước, họ đã chiếm các vùng đất phía đông của Hồ Baikal, bao gồm cả Vladivostok và Kamchatka. Vì vậy Quần đảo Kuril, chúng tôi không có vấn đề gì trong việc Liên Xô trả chúng lại cho các bạn.


Ba ngày sau lời phát biểu này tới tai đoàn Liên Xô. Khrushchev có phản ứng cực kỳ gay gắt, ngày 15/9/1964, nhân cơ hội gặp gỡ phái đoàn Nhật Bản để trả lời về vấn đề này Khrushchev nói: Các hoàng đế của các triều đại khác nhau ở Trung Quốc là những kẻ cướp bóc không kém các Sa hoàng Nga. Nếu có ai gây chiến với chúng tôi, thì chúng tôi sẽ chống lại nó bằng tất cả sức mạnh của mình. Chúng tôi có một vũ khí chiến tranh đủ mạnh, có thể nói là vô hạn.


Khẩu hiệu chống chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc: "Đả đảo Liên Xô xét lại - đả đảo xô tu."



Lời phát biểu này chắc là nhằm vào Mao Trạch Đông và từ đây đã đổ vỡ quan hệ anh em Trung Xô. Mao lên án Khrushchev là xét lại bắt nguồn từ vấn đề lãnh thổ chứ không phải đường lối chính trị và chuẩn bị chiến tranh chống lại Liên Xô.


Tập-Pu cặp bài trùng bằng mặt không bằng lòng.


Gần đây ngày 14/12/2011, Putin hứa sẽ trả lại 1,44 triệu km vuông lãnh thổ của Trung Quốc vào năm 2017 chắc chỉ là bánh vẽ. Nga vẫn luôn theo dõi và đề phòng anh bạn láng giềng nhòm ngó vào các nước Trung Á các thuộc quốc của Nga đặc biệt là sự kiện Uzbekistan vừa qua.


Đến đây ai cũng nhận thấy Nga và Trung Quốc bằng mặt không bằng lòng khó thể có liên minh quân sự. Tham vọng và tranh chấp lãnh thổ từ sâu sa trong lịch sử đã ngăn cách họ khi còn cùng phe XHCN huống hồ bây giờ khác thể chế.



Tác giả: Nguyễn Tuấn

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page