Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 đã được tổ chức sau những cánh cửa đóng kín ở khách sạn Kinh Tây, Bắc Kinh trong bốn ngày liên tiếp từ ngày 8/11.
Phiên họp toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 11 năm 2021 tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua
Ngoài cái gọi là nghị quyết lịch sử thứ ba Đảng của Trung Quốc, Tập Cận Bình tự cho rằng mình ngang hàng với Mao Trạch Đông, thậm chí hơn Đặng Tiểu Bình. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20 năm tới Tập Cận Bình đang có ý định tái cử, cần phải có thêm tay chân tham gia Bộ Chính trị, nhưng ghế ít, đít nhiều Bộ Chính trị khóa tới sẽ phải tăng thêm biên chế. Bài bình luận sau đây về nhân sự đại hội tới của Trung Quốc nhiều nhân vật với mục đích để tham khảo.
Khách sạn Kinh Tây tại Bắc Kinh.
Ở Trung Quốc cũng như ở ta một tỉnh có hai quan Bí thư và Chủ tịch tỉnh tất nhiên Bí thư là to nhất và có khả năng vào bộ chính trị. Các tỉnh hầu hết được bố trí lại toàn tay chân của Tập Cận Bình mà Trung Quốc gọi là phái Chiết Giang Tân Quân (Chiết Giang là nơi Tập đã từng kinh qua trước kia).
Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương 6.
Ngày 1/11/2021, Trịnh San Khiết đã được "bầu" làm bí thư tỉnh ủy An Huy. Trịnh San Khiết đã làm việc ở Hạ Môn trong một thời gian dài, là cấp dưới cũ của Hà Lập Phong, Trưởng ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc là thân tín của gia đình Tập trước kia.
Ngày 29/10/2021, Lâm Võ được "bầu" làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây. Cùng ngày, Lâu Dương Sinh được "bầu" làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, Lâu Dương Sinh là cấp dưới của Tập Cận Bình ở Chiết Giang.
Ngày 19/10/2021, 7 bí thư tỉnh đã được điều động từ Hắc Long Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây, Vân Nam và Tây Tạng. Lưu Ninh, nguyên Chủ tịch Liêu Ninh thăng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây, nguyên Chủ tịch Phúc Kiến Vương Ninh thăng Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, nguyên Chủ tịch Hà Bắc, Hứa Cần thăng Bí thư Hắc Long Giang. Bí thư tỉnh Hắc Long Giang, Trương Khánh Vĩ được thăng chức Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam, và cựu Chủ tịch Giang Tô, Ngô Chính Long được thăng chức Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, cựu Chủ tịch tỉnh Giang Tây, Dịch Luyện Hồng được thăng cấp Bí thư Tỉnh ủy Giang Tây và Vương Quân Chính, cựu Bí thư Đảng ủy Quân đoàn Xây dựng Tân Cương, được chuyển sang làm Bí thư Thành ủy Tây Tạng. Lý Ấp Phi, cựu Phó Bí thư Thành ủy Tân Cương, lên thay Vương Quân Chính cùng ngày.
Báo Vision Times. Ảnh: NKI
19 bí thư tỉnh không thay đổi trong năm nay gồm 4 thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh, các tỉnh phía đông gồm Hà Bắc, Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến và Chiết Giang; miền trung có 1 tỉnh Hồ Bắc, phía bắc có 2 tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm, cũng như Tân Cương, Tứ Xuyên, Quý Châu, Bảy tỉnh phía tây là Thiểm Tây, Thanh Hải, Ninh Hạ và Nội Mông.
Tuy nhiên, trong số đó phải kể đến Thẩm Hiểu Minh, Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, Lưu Quốc Trung, Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Thầm Di Cầm, Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, Doãn Lực, Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Viên Gia Quân, Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang và Ưng Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc, đều nhậm chức vào năm 2020.
Ngày 25/10/2021, Trần Toàn Quốc được "bầu" làm bí thư Đảng ủy khu tự trị Tân Cương. Trần Toàn Quốc, sinh năm 1955, 66 tuổi có thể được ở lại Bộ Chính trị. Đây là nhân vật duy nhất không trong vây cánh của Tập Cận Bình nhưng có công đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
25 ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, có ít nhất 11 người sẽ nghỉ hưu vào năm sau. Trong đó có hai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị: Lật Chiến Thư (sinh năm 1950), đương kim Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hàn Chính (sinh năm 1954), Phó Thủ tướng thứ nhất của Quốc vụ viện.
Các quan chức địa phương hiện đang nắm giữ Bộ Chính trị: Lí Hy từ Quảng Đông (sinh năm 1956), Lí Hồng Trung từ Thiên Tân (sinh năm 1956), Lí Cường từ Thượng Hải (sinh năm 1959), Trần Toàn Quốc từ Tân Cương (sinh năm 1955), Trần Mẫn Nhĩ ở Trùng Khánh (sinh năm 1960), Thái Kỳ đến từ Bắc Kinh (sinh năm 1955) và 6 người khác, tất cả đều đủ tuổi của Bộ Chính trị nên giữ chức vụ này được 5 năm. Lí Hồng Trung phe Giang nhưng lại là người đầu tiên tôn Tập là lãnh đạo hạch tâm??? Nếu Ưng Dũng vào Bắc Kinh để đảm nhận vị trí bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, cũng sẽ vào Bộ Chính trị, nhưng Mã Hưng Thuỵ có thể không được chuyển đến Hồ Bắc thì Mã Hưng Thuỵ được thăng chức làm bí thư tỉnh ủy Quảng Đông và nhận vé vào Bộ Chính trị. Có thể một phó thủ tướng là nữ thay Tôn Xuân Lan là Thầm Di Cầm bí thư Quí Châu. Nguỵ Phượng Hoàng bộ Quốc phòng và Vương Nghị bộ Ngoại giao sẽ vẫn tồn tại và vào bộ chính trị dù Vương Nghị đã 67 tuổi nhưng vừa qua thế thân Tập đi công du nước ngoài.
Trần Mẫn Nhĩ, người kế nhiệm một A Đẩu mới.
Tới đây mới thấy rất mù mờ về người kế nhiệm Tập Cận Bình. Có ba người rất thân cận với Tập là Lí Cường ở Thượng Hải, Lí Hy ở Quảng Đông và Trần Mẫn Nhĩ ở Trung Khánh kỳ này phải vào thường vụ bộ chính trị. Mọi người đều cho là Trần Mẫn Nhĩ sinh 1960 sẽ nhiều khả năng. Nhưng tới hết nhiệm kỳ 3 của Tập năm 2027 thì Trần Mẫn Nhĩ cũng đã 67 tuổi. Nhiều người cho là Trần Mẫn Nhĩ chỉ là A Đẩu con Lưu Bị bất tài không giữ được ổn định hay nói cách khác là không giữ được đảng.
Hồ Xuân Hoa của Đoàn phái có thể là người kế nhiệm.
Nhìn về quá khứ Mao chết có nạn tứ nhân bang rồi Đặng Tiểu Bình lật Hoa Quốc Phong rồi hạ bệ Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương. Khi Giang Trạch Dân về vườn có viên tướng rút súng ép Hồ Cẩm Đào để Giang giữ chức bí thư quân uỷ. Hồ Cẩm Đào cũng trải qua nhiều vụ ám sát hụt và giờ tới Tập cũng cả chục vụ đảo chính. Đây là điểm yếu nhất của chế độ độc đảng độc tài.
Commenti