Khẩu súng được tìm thấy tại tỉnh Lamphun thuộc vùng Lanna, Bắc Thái Lan có khắc chữ 雷威前所一千… 十号 (Lôi Uy Tiền Sở Nhất Thiên... Thập Hiệu). Hiện khẩu súng đang được giữ tại Bảo Tàng Hariphunchai.
Tuy hơi mờ nhưng vẫn nhìn rõ kiểu chữ khắc trên khẩu súng lục Lamphun.
Ban đầu khẩu súng này được cho là súng Trung Quốc, nhưng sau đấy Laichen Sun đã phát hiện rằng có một khẩu súng khai quật tại Hà Nội, kí hiệu LSb 24328, cũng có dòng khắc tương tự: 雷威左所二百六十号 (Lôi Uy Tả Sở Nhị Bách Lục Thập Hiệu).
Thật chất Lôi Uy là tên của một vệ quân thuộc Tây Quân Phủ dưới thời Lê Thánh Tông, được nhắc đến trong ĐVSKTT khi hoàng đế đang chuẩn bị mang quân đánh Chiêm Thành.
十日甲戌令五府軍造戰器樣既而又改别樣軍人有咨嗟者威雷衛軍人文廬上疏其畧曰臣竊見本年正月陛下既出新樣遣諸將造戰器今又改為别樣是正令之不常也
(Dịch: Ngày Giáp Tuất mồng 10, sai quân ngũ phủ làm kiểu mẫu đồ chiến khí, rồi lại đổi làm kiểu khác, quân nhân có người than oán. Quân nhân vệ Uy lôi là Văn Lư dâng sớ đại ý nói:
"Thần trộm thấy hồi tháng giêng năm nay bệ hạ đã ban ra kiểu mới, sai các quân chế tạo chiến khí, nay lại đổi làm kiểu khác, như thế là chính lệnh bất thường".)
Dù bản ĐVSKTT còn giữ ngày nay chép là Uy Lôi, nhưng một nguồn thế kỷ 17 khác chép là Lôi Uy. Như vậy lỗi trong bản ĐVSKTT tồn tại ngày hẳn là do sao chép nhầm.
Một mẫu vũ khí được tìm thấy tại Nhà thi đấu Giảng Võ, với một khẩu súng ngắn (có tính năng nắp chảo mồi) và một số viên đại bác ở góc dưới bên trái. Ảnh: Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Lôi Uy Vệ cũng được giao trọng trách đúc súng theo bản mẫu của triều đình gửi xuống như ĐVSKTT cho thấy: Tháng giêng triều đình gửi một mẫu cho sản xuất, đến tháng 5 lại gửi mẫu khác, quân nhân bất mãn.
Tại sao súng Lôi Uy Vệ lại được tìm thấy tại Lanna?
ĐVSKTT chép về chiến tích của Lê Thánh Tông như sau:
"大破之入老撾城寶物其國王遁走. 虜其民畧地至長車河界夾偭國南邊得偭文書捷還"
"Vào thành Lão Qua, tịch thu của cải châu báu....Quốc vương nước ấy chạy trốn. Ta bắt sống dân chúng, chiếm lấy đất đai, đến tận sông Trường Xa, giáp biên giới phía nam nước Miến Điện, nhận được thư của nước Miến Điện, thắng trận trở về."
Năm trong số sáu khẩu súng ngắn tại Bảo tàng Lịch sử của Việt Nam tại Hà Nội, ba chiếc có nắp đậy chảo mồi (số 1, 3 và 4 từ trái sang). Ảnh: Sun Laichen
Sông Trường Xa giáp biên giới phía nam nước Miến Điện ở đây hẳn là sông Salween hoặc Irrawaddy.
Hiện vật súng Lôi Uy vệ tìm thấy ở Lanna cho thấy ĐVSKTT đã không quá khuếch đại về cuộc tây tiến của quân đội Lê Thánh Tông, quả thật họ đã đánh đến cả biên giới Miến Điện, nhận được thư của Miến Điện và rút về.
Bức tranh tường Thái Lan về cuộc sống của người dân Lanna trong quá khứ ở Chiang Rai, Thái Lan. Ảnh: boonsom
Tại sao Lê Thánh Tông lại có thể đánh xa đến thế?
Sáng tạo trong kỹ thuật và thiết kế súng dẫn đến vũ khí vượt trội đóng góp không nhỏ vào thành công quân sự của Lê Thánh Tông.
Bức chân dung hoàng gia vua Lê Thánh Tông được trưng bày trang trọng trong Đền thờ Tổ nhà Lê (Lam Kinh, Thanh Hóa).
Súng Đại Việt
Sử sách Trung Quốc gọi súng được sản xuất tại Đại Việt là Giao Súng 交銃,.
Lưu Hiến Đình người nhà Minh và Thanh nói rằng Giao Súng là loại bậc nhất thiên hạ.
明清之際人劉獻廷說:「交善火攻,交槍為天下最。」屈大均則說:「有交槍者,其曰爪哇銃者,形如強弩,以繩懸絡肩上,遇敵萬統齊發,貫甲數重
Súng Đại Việt có thể xuyên thủng vài lớp thiết giáp, có thể diệt từ 2-5 người chỉ trong một phát đạn và không hề phát ra âm thanh ồn như các loại súng khác. Nam Việt Bút Kỳ (南越筆記) thời Thanh cho rằng súng Việt có liên hệ với súng Java.
Ba khẩu súng ngắn tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự (Mili Mus # 1-3). Ảnh: Bảo tàng Quân đội Việt Nam.
Lý Bá Trọng (李伯重), giáo sư sử học và kinh tế tại đại học Thanh Hoa viết,
"Vào cuối thời nhà Minh, người An Nam đã phát triển một loại súng hoả mai mồi cò có công năng xuất sắc, mà người Trung Quốc gọi là "Giao Súng" (nghĩa là súng Giao Chỉ), có người cho rằng loại súng này vượt trội hơn so với "điểu súng"(鸟铳) "Lỗ Mai Súng" (鲁密铳) của phương Tây và Nhật Bản về sức mạnh và hiệu suất."
“鐵砲,從隼銃(falcon)到寇飛寧(culverin)砲一應俱全。鄭氏軍隊中有一支7,000至8,000人的部隊,裝備有1至1.2米長的重火繩槍。這些士兵都攜帶皮製的彈藥箱,裡頭裝有數份剛好供一次發射所需火藥量的藥包,以便將火藥迅速倒入槍管,因此被認為是裝填最快的火槍手。在明末,安南人開發出了一種性能優良的火繩槍,中國人稱之為「交銃」(意即交趾火銃)。有人認為這種交銃在威力及性能等方面都優越於西方和日本的「鳥銃」及「魯密銃」。”
Súng Đại Việt được truyền sang nhà Minh thời Mạc
Trước đó cũng có Hồ Nguyên Trừng người Đại Việt chế tạo súng thần cơ cho nhà Minh.
Laichen Sun cũng nói về khả năng một phát triển trong súng Đại Việt là cái "priming pan lid" đã được truyền sang cho Minh vào đầu thế kỷ 15.
Ghi chép sớm về súng có thể được thấy thời Trần khi Khát Chân tập trung súng bắn vào thuyền của Chế Bồng Nga khiến vua Chiêm trúng đạn tử trận.
Laichen Sun.
Quân Sự Dưới Thời Lê Thánh Tông
Vào thời Lê, kĩ thuật quân sự rất được chú trọng phát triển. Như Lê Tánh Tông từng nói "phàm hữu quốc gia tất hữu võ bị."
Hai khẩu thần công nhỏ tại Bảo tàng Quân đội Hà Nội (Mili Mus # 8 và # 9). Chú ý những quả bóng pháo nhỏ màu trắng cũng được hiển thị. Ảnh: Laichen Sun
Lê Thánh Tông phát triển các trận đồ, dành cho cả thuỷ quân lẫn bộ quân
Năm 1465, vua ban hành 31 điều quân lệnh về thuỷ trận, 22 điều về tượng trận, 27 điều về mã trận, 42 điều về kinh vệ bộ trận. Đến năm 1486 lại ban hành thêm 27 điều quân vụ Hồng Đức và 92 điều về phát quân nhu.
Trận đồ thuỷ binh có: trung hư 中虚, mãn thiên tinh 满天星, nhạn hàng 雁行, liên châu 聯珠, ngư đội 魚隊, tam tài 三才.
Trận đồ bộ binh có: trường kì 張萁, tương kích 撃相, kỳ binh 奇兵.
Quân cả nước có 5 phủ gồm: Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ. Mỗi phủ lại chia thành 6 vệ. Ví dụ như Chấn Uy vệ thuộc Trung quân phủ, Phấn Uy vệ thuộc Đông quân phủ, Lôi Uy vệ thuộc Tây quân phủ
Mỗi phủ cũng được giao nhiệm vụ chế tác vũ khí từ bản vẽ do triều đình đưa xuống. Việc Lôi Uy vệ than phiền về vua thay đổi kiểu mẫu cho thấy Lê Thánh Tông vô cùng quan tâm đến việc cung cấp vũ khí đời mới nhất, tốt nhất cho lính.
Dựa vào số serial trên các khẩu súng thời Lê, Sun Laichen đã ước tính ~38% quân đội nhà Lê có trang bị súng.
Cụ thể, Chấn Uy vệ có 4535 khẩu, Phấn Uy vệ có 3310, Lôi Uy vệ có 1270 khẩu.
Nếu mỗi vệ có 12000 quân như sách nói thì 38% quân Chấn Uy được trang bị súng.
Nhà Minh là một cường quốc súng ống bấy giờ. Năm 1466, khoảng 1/3 quân đội nhà Minh được trang bị súng. Nếu dựa vào số serial thì quân đội nhà Lê có thể ngang ngửa với quân đội nhà Minh về tỉ lệ binh lính được trang bị súng.
Theo ĐVSKTT thì ở vùng tây nam có một cái hồ chu vi 100 lí đã được đào. Giữa hồ có điện Thuý Ngọc, bên hồ xây điện Giảng Võ để tập luyện binh tượng.
鑿海池 其池屈曲百里 池中有翠玉殿池邉作講武殿肄習揀練兵象
Bản đồ Đông Kinh thời Lê (1490) cho thấy đúng là có một cái hồ to như thế và kế bên có Điện Giảng Võ.
Khai quật vùng Giảng Võ năm 1983-1984 đã cho thấy một kiến trúc to hơn cả Văn Miếu, cho thấy Lê Thánh Tông rất xem trọng nơi này. Đặc biệt, hàng nghìn vũ khí đã được tìm thấy tại vùng Ngọc Khánh, Giảng Võ, cho thấy nơi đây quả đúng là nơi tập binh của Lê Thánh Tông.
Với sự đầu tư vào binh lược, kĩ thuật, và vũ khí như vậy, chẳng trách quân đội Lê Thánh Tông có thể diệt Chiêm Thành và tây tiến đến tận Miến Điện.
Comments