Trong lễ hội dân gian, người Việt cổ xem trọng nhất là Tết. Tết là phong tục truyền thống của người Việt từ xa xưa cho đến ngày nay.
Lịch sử Trung Hoa thời cổ đại là lịch sử của đại tộc Việt vì lịch sử Trung Quốc chỉ bắt đầu từ triều Thương là triều đại đầu tiên của Tàu Hán sau khi tiêu diệt nhà Hạ của tộc Việt năm 1600 TCN như sách sử Trung Quốc đã ghi chép.
Cuộc hội thảo ‘Nguồn gốc của nền văn hóa Trung Hoa’ của các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới kể cả Trung Quốc tổ chức tại Đại học Berkeley, California năm 1978 đã xác định tộc người Di Việt là tộc người đầu tiên cư trú ở trung nguyên lãnh thổ Trung Quốc bây giờ.
Cổ sử Trung Hoa chép rằng từ thời cổ đại cho tới Nhà Hạ vẫn lấy ngày mồng một tháng giêng là ngày Tết của người Việt cổ. Nhà Hạ ăn tết nhằm cung dần, dựa theo nông lịch tức tiết đầu xuân lúc khởi đầu có sấm.
Trong lễ hội dân gian, người Việt cổ xem trọng nhất là Tết. Tết là phong tục truyền thống của người Việt từ xa xưa cho đến ngày nay. Dân gian vẫn thường phân biệt là Tết ta và Tết Tây chứ không ai nói là tết Tàu vì chỉ dân tộc Việt Nam mới có chữ “Tết” mà thôi, Tàu Hán không có chữ tết nên Tết là của Việt Nam chứ không phải của Tàu.
Thật vậy, trong ‘Kinh Lễ’ viết Tế-Sạ (Tết) mà Khổng Tử, người thầy muôn đời của người Trung Quốc đã giải thích với học trò:
“Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là ‘Tế-Sạ’.”
Điều này chứng tỏ rằng người Trung Quốc không có Tết và Kinh Lễ là của người Việt cổ nên tên gọi Tết cổ của người Thái là chi Âu Việt trong Bách Việt cũng gọi Tết là “Thê-Sa”.
Trong khi đó, chính sách sử của Trung Quốc ghi rõ phong tục tết Nguyên Đán của người Việt trong ‘Tùy Thư (Địa Lý Chí)’ như sau:
“Năm nào đến ba ngày Tết Nguyên đán, người ta cũng dọn cỗ bàn linh đình cúng tổ tiên…”
Các công trình nghiên cứu đã tìm thấy hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một sơ đồ Âm Lịch, với những tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm. Sử Trung Hoa có ghi, vào đời vua Nghiêu (2356-2255 TCN) đã biết vị trí nhị thập bát tú, nhật nguyệt ngũ tinh, đã định năm là 365 ngày, đã biết đặt tháng nhuận nầy.
Sách ‘Hoàng Đế Ngũ Gia Lịch (Tam thập tam quyển)’ chép: “Người Trung Hoa tức Hoa Hạ là người Việt Cổ in lịch trên sách và lịch 365 ngày. Thiên Can, Địa Chi tính năm tháng ngày theo chu kỳ thập lục hoa giáp. Người Giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và tính chu kỳ 18 năm và những bội số của 18 ấy. Tỉ như 180 là gồm 3 lần lục thập hoa giáp (180=3×60). Kết quả vẫn như nhau vậy. Đặc biệt, người Việt cổ có một sắp xếp ngày tháng năm của quyển lịch cho tiện dụng hàng vạn năm thì đã thật là một sáng chế rất văn minh và khoa học rất hợp lý và nhất là khi chúng ta được biết trong cùng thời kỳ chưa thấy một dân tộc nào có một quyển lịch hay như người Việt cổ đã sáng chế (Âm lịch hay Dương lịch).
Thật vậy, sau khi tộc Thương (Hán tộc) đánh đuổi Nhà Hạ (Việt tộc) khỏi Hoa Bắc thì Hán tộc chọn ngày 1 tháng 12 âm lịch là Tết Nguyên Đán, đến triều Chu chọn ngày 1 tháng 11 âm lịch, triều Tần chọn ngày 1 tháng 10 âm lịch cho cả Trung Quốc. Mãi đến thời Hán Vũ Đế chịu ảnh hưởng của văn hoá Bách Việt phương Nam nên chọn lại ngày 1 tháng giêng là Tết Nguyên Đán.
Ngày nay, Trung Quốc lại chọn ngày 1 tháng 1 Dương lịch tức Tết Dương lịch của Tây phương làm ngày Tết.
Thế nhưng dân gian Hoa Nam và Hoa Đông là người Trung Quốc gốc Việt cổ vẫn “ăn Tết” vào ngày mồng 1 tháng giêng. Truyền thống ăn Tết Nguyên Đán ảnh hưởng lên toàn thể dân Trung Quốc gốc Hán nên thế giới hiểu lầm cho rằng ngày Tết Nguyên Đán là của người Trung Quốc. Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi và chúng ta, những người Việt Nam tự hào hãnh diện về nền văn minh Việt cổ. Trong khi Nhật Bản, Trung Quốc đã chọn ngày Tết Dương Lịch, nhưng dân tộc Việt Nam trước sau như một vẫn bảo lưu truyền thống “Nông lịch” của người Việt cổ lấy ngày mồng một tháng giêng Âm lịch là ngày Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Ta để phân biệt với Tết Dương lịch 1 tháng 1 Dương lịch là Tết Tây.
Văn Nhân xin góp bàn cùng nhà sử học Phạm trần Anh
Sự nhìn nhận cổ sử Thiên hạ của Sử thuyết Hùng Việt có điều giống với cái nhìn của tác gỉa Phạm Trần Anh nhưng cũng có những điều khác hẳn.
Tác giả cho nhà Hạ là triều đại của tiền nhân người Việt, còn lại nhà Thương Châu Tần là của người Tàu tức Việt mất nước, mãi đến Vũ đế nhà Tây Hán Thiên hạ mới trở lại chịu ảnh hương của văn hóa Việt, ăn tết vào ngày 1 tháng Giêng.
Sử thuyết Hùng Việt cho Hạ Thương Châu Tần Hán cho đến đời Vương Mãng đều là các triều đại của tiền nhân Việt, ngọn nguồn Hán tộc chỉ bắt đầu từ Thiền vu Mao Dun hay Mạo Đốn cùng thời gian với nhà Tây Hán, thực ra đây là thủ đoạn của đám cạo sử gia nhiễu loạn lịch sử Thiên hạ bằng cách làm sai lệch đi thông tin vốn chứa ngay trong các nhân danh địa danh của tư liệu cổ chính thống:
Thù Viên hay thù vương là chúa thù địch, Mao dun thiết Mun cũng là Man chỉ phía Bắc ngày nay, về màu là màu Đen theo Ngũ sắc, đen đồng nghĩa của ô, huyền như trong ngựa Ô mèo mun... Thiền vu Mao Dun nghĩa đầy đủ là chúa rợ Nam man thù địch, phương Bắc ngày nay xưa là phương Nam, chính cặp Dịch tượng: phương Nam – màu Đen đã đẻ ra từ Nam man mà chính xác ra phải là Nam mun, Nam mun là vùng đất ứng với Huyền thiên trong Cửu thiên không hàm nghĩa miệt thị như cách dùng của mấy ông Tàu về sau.
Thiên hạ chỉ Hán thuộc tức người Việt mất nước từ lúc sách sử xuất hiện 2 chữ Hán quân tức đám Lục lâm thảo khấu hóa thân tôn 2 tướng cướp cầm đầu chúng lên ngôi hãn lập ra 2 hãn quốc đầu tiên của Hãn Canh Thủy và Hãn Quang Vũ. Khan – khả hãn – hãn của Rợ ngữ là từ đồng nghĩa với vương hay chúa, hãn quốc là nước của hãn tương đương với vương quốc là nước của vương, hãn quân là quân của hãn. Sau người ta đã biến “hãn” danh từ chung thành “Hán” là quốc danh hay tộc danh. Lịch sử Hán và văn minh Hán sau gọi là Tàu cũng là Mông là Mãn chỉ có từ mốc lịch sử này.
Sử thuyết Hùng Việt cho nước Nam Việt trong sử chính thống hiện nay là triều đình Phiên Ngung hay Phiên Ngô là triều chia đôi Thiên hạ với triều đình Trường An của Lưu Triệt Hiếu Vũ đế, hệ quả lịch sử là không có chuyện Tây Hán diệt nước Nam Việt mà chỉ là việc Hiếu Vũ thống nhất Thiên hạ. Không phải Hiếu Vũ nhà Tây Hán trở lại với văn minh Việt mà là sự tiếp nối không gián đoạn, minh chứng là khi quân Đông Hán đánh hai bà Trưng năm 39-43 theo sử hiện nay thì Giao chỉ vẫn do các Cừ Súy tức quý tộc Việt lãnh đạo, vẫn cai trị bằng luật Việt khác luật Hán 10 điều, dân vẫn dùng trống đồng trong tập quán sinh hoạt và lãnh thổ chưa có quận huyện theo kiểu Tàu.
Tóm lại Tết còn là xã hội, chẳng dính dáng gì đến Tàu đến Hán cả.
Comments