Trong thực tế từ các ghi chép lịch sử, thơ văn và khảo cổ học, thì xuyên suốt các triều đại tự chủ của người Việt, từ Lý-Trần-Lê-Nguyễn đều kế thừa và sử dụng trống đồng.
![](https://static.wixstatic.com/media/41a9b2_d6fec412e97e48e5a14f6b22e12c4add~mv2.png/v1/fill/w_980,h_513,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/41a9b2_d6fec412e97e48e5a14f6b22e12c4add~mv2.png)
Có một số luồng tư tưởng cho rằng người Việt không kế thừa và sử dụng trống đồng trong thời kỳ trung đại, dẫn tới suy diễn cho rằng trống đồng thuộc sở hữu của người Tai, họ còn suy diễn ra rằng văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam thuộc về người Tai, hay người Việt vì vậy là một tộc người mới hình thành, tách ra từ người Trung Quốc, theo đó họ gọi người Việt là "Hán dạt" (về nguồn gốc của người Việt, dựa trên các nghiên cứu khoa học, là một tiến trình phát triển liên tục, không phải như luồng tư tưởng này suy diễn).
Các khám phá về trống đồng ở Việt Nam cho thấy có rất nhiều trống thời Lý-Trần đã được tìm thấy, với hình tượng Rồng đặc trưng của thời kỳ này, trống đồng thời Lý-Trần-Lê đã được chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài. Ở bài viết này chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu về trống đồng thời nhà Nguyễn.
![](https://static.wixstatic.com/media/41a9b2_9514460bf91e41eaae6de97d1a194e17~mv2.png/v1/fill/w_980,h_935,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/41a9b2_9514460bf91e41eaae6de97d1a194e17~mv2.png)
Vào thời nhà Nguyễn, thì Đại Nam thực lục đã nhiều lần nhắc tới việc sử dụng trống đồng:
Đại Nam thực lục chép: “Định lại lệ cấm cửa Hoàng thành. (Mỗi ngày chập tối canh đầu, cuối 9 khắc thì đánh trống đồng, cuối 10 khắc nổ 2 tiếng súng, các cửa đều đóng. Đến canh năm, cuối 7 khắc đánh trống đồng, cuối 8 khắc cũng nổ 2 tiếng súng, các cửa đều mở. Ngày đại triều thì khắc đầu canh năm đánh ba hồi trống; đến 8 khắc, nổ súng mở cửa như lệ.”
Đại Nam thực lục chép: “Bộ Lễ lại tâu : “Lễ trước hằng năm ngày lễ Nam Giao, lễ phẩm có đặt trầu nước và giấy vàng bạc, đó là theo quốc tục, không thấy chép trong sách. Nay dùng ra lễ nghi long trọng, có đủ lễ vật tiến dâng, lễ phẩm kia nên đình giảm. Lại, ở bên ngoài cửa Trai cung, lúc canh năm khắc thứ tám có lệ đánh trống đồng và phóng ống lệnh, lúc ấy chính là lúc làm lễ, mà quân nhạc rầm rộ như thế không phải là nghiêm kính, cũng xin thôi lệ ấy”.”
Đại Nam thực lục chép: “Bộ Binh tâu nói : “Bốn đài Tiền, Tả, Hữu, Hậu ở hoàng thành, từ trước đến nay đều lấy biền binh ở dinh Vũ lâm canh giữ, mỗi đài có 1 suất đội và 40 binh lính, cứ 1 ngày đêm lại thay phiên đổi lệ có rút thăm đánh trống. (4 cái thăm ngà, trên mặt khắc 4 chữ : Tiền, Tả, Hữu, Hậu, bỏ cả vào trong 1 cái ống, để ở nhà tả vũ. Mỗi ngày sớm tinh sương biền binh đương ban đều mang súng trường, trống đồng đến tụ tập dưới sân tiền đài.”
Như vậy, thì nhà Nguyễn cũng sử dụng trống đồng như các tiền triều là Lý-Trần-Lê. Trong thực tế, thì chúng tôi cũng đã tìm thấy trống đồng được đúc vào thời nhà Nguyễn.
Dáng trống đồng vào thời nhà Nguyễn được xếp vào loại II Heger, kế thừa trực tiếp từ trống Đông Sơn. Trống được chia thành 3 phần rõ rệt giống như các trống loại II và trống Đông Sơn. Ở giữa tâm trống được trang trí hình Mặt Trời, khá đặc biệt là Mặt Trời trên trống đồng nhà Nguyễn lại có phần gần với trống Đông Sơn hơn là các trống loại II khác. Trên mặt trống và thân trống có sự khác biệt với các trống loại II và trống Đông Sơn truyền thống, khi hoa văn không trang trí theo dạng băng dải mà được thể hiện khá tự do. Mặt trống được trang trí mây và rồng. Thân trống được trang trí các hoa văn theo các ô hình chữ nhật: kỳ lân cưỡi mây, chữ Vạn giữa hoa mai, rùa cõng sách, phượng bay, rồng và chữ Vạn, rồng cưỡi mây.
![](https://static.wixstatic.com/media/41a9b2_921810600a0746e389040d23f9e91277~mv2.png/v1/fill/w_980,h_905,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/41a9b2_921810600a0746e389040d23f9e91277~mv2.png)
Đây là những tư liệu rất quan trọng, cho chúng ta thấy được sự kế thừa và sử dụng trống đồng liên tục và không hề ngắt quãng từ văn hóa Đông Sơn tới các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, luồng tư tưởng phủ nhận về trống đồng và những suy diễn về nguồn gốc của người Việt dựa trên vấn đề kế thừa trống đồng không là hoàn toàn không chính xác.
Xin chân thành cảm ơn những tư liệu hình ảnh rất đáng quý của anh Nguyễn Văn Lục!
Commentaires