top of page
​AD

Tại Sao Vua Charles III Không Tự Trả Tiền Cho Lễ Đăng Quang Của Chính Mình?

Nếu nhà vua là một người hiện đại hóa, ông ta sẽ không để những người dân đóng thuế ở Vương quốc Anh nhận hóa đơn cho truyền thống tự lợi này.

Vua Charles III và Nữ hoàng phối ngẫu tại một buổi lễ ngày 27/4/2023. Ảnh: Yui Mok

Vài ngày nữa là đến lễ đăng quang của Charles III. Một cuộc thăm dò của YouGov trong tháng này cho thấy 64% dân số Anh không quan tâm đến sự kiện này, trong khi chỉ có 9% quan tâm.


Người ta ước tính rằng toàn bộ sự kiện sẽ tiêu tốn tới 100 triệu bảng Anh và – phù hợp với truyền thống phục vụ hoàng gia ở đất nước này – hóa đơn sẽ được trả bởi người dân đóng thuế, không phải giới hoàng gia siêu giàu.



Tại sao nước Anh lại tổ chức lễ đăng quang? Không có chế độ quân chủ châu Âu nào khác làm như vậy. Lần cuối cùng ở Tây Ban Nha là vào năm 1555, và các chế độ quân chủ Scandinavi ở Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đều coi tập tục cổ xưa là không cần thiết vào năm 1906.


Không có nhu cầu pháp lý cho lễ đăng quang. Không có nó thì Charles cũng đã là vua rồi. Điều đó đã được đóng ấn xác nhận trong những ngày sau cái chết của Nữ hoàng tại hội đồng đăng quang, mặc dù tất nhiên là không ai có phiếu bầu.


Mục đích thực sự là tổ chức một sự kiện PR lớn phô trương cho hoàng gia. Nó sẽ thu hút khách du lịch, những người ủng hộ hoàng gia tranh luận. Thật không hợp lý nếu những thỏa thuận hiến pháp của nước Anh được đặt cơ sở trên những gì khách du lịch muốn. Nước Anh không phải là Thế giới Disney, với những bức tượng bằng vàng, những công chúa giả và nhiều lâu đài.


Điện Buckingham, nơi ở chính của vua và là trụ sở hành chính của nền quân chủ Vương quốc Anh. Ảnh: Matthew 'Gerry' Gerrard


Cung điện hoàng gia ở châu Âu thu hút hầu hết khách du lịch là Versailles và người Pháp đã thoát khỏi chế độ quân chủ của họ vào năm 1848.


Tình cờ thay, bạn có biết rằng trong khi người nộp thuế đang phải trả giá đắt cho lễ đăng quang và thêm 369 triệu bảng Anh cho việc tân trang chuông và còi mạ vàng trong cung điện, thì cả Vua Charles và William, Hoàng tử xứ Wales, đều có những bất động sản riêng đã mang lại hơn 1 tỷ bảng Anh trong quá khứ.


Khi tôi khẳng định trên chương trình BBC Radio 4 Today rằng khu đất của Công tước Cornwall nên được coi là của công chứ không phải của tư nhân, trong vòng một giờ đã có sự can thiệp từ Cung điện St James để yêu cầu sửa đổi, điều này đã được thực hiện. Nếu đó là bất động sản “tư nhân”, tại sao nó không phải trả thuế doanh nghiệp, như mọi bất động sản tư nhân đều phải chịu?


Lâu đài Balmoral, nơi vua ở, tọa lạc tại Aberdeenshire, Scotland. Ảnh: Stuart Yeates


Nhưng sau đó, hoàng gia có hình thức vận động hành lang để thay đổi luật có lợi cho họ, chủ đề nhất quán duy nhất là lấy càng nhiều tiền càng tốt từ công chúng và trả càng ít tiền của họ càng tốt. Quả thật, chúng ta có một kho bạc hoàng gia và một khoản nợ quốc gia.


Tiết lộ gần đây của Guardian rằng Charles có một khối bất động sản rộng lớn tại Sandringham trị giá 75 triệu bảng Anh, không có gì đáng ngạc nhiên. Hoàng gia Anh, không giống như các chế độ quân chủ châu Âu khác, có một danh mục tài sản khổng lồ.

Làm thế nào mà họ tích lũy được nhiều thế? Thật ta, nhà vua không được phép sở hữu bất kỳ tài sản nào cho đến khi Đạo luật Tài sản Tư nhân Hoàng gia năm 1800 được thông qua.


Câu trả lời trong trường hợp của Sandringham và Balmoral là rõ ràng. Vào đầu triều đại của Victoria, chồng bà, Hoàng tử Albert, đã giận dữ nói rằng số tiền cung cấp cho Nữ hoàng không đủ để bà thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính phủ đã miễn cưỡng chi thêm, như các chính phủ hầu như luôn làm, trước sự cầu xin của hoàng gia. Tuy nhiên, số tiền bổ sung được Victoria và Albert sử dụng không phải để thực hiện nghĩa vụ của họ mà để mua các lâu đài Sandringham và Balmoral.


Sandringham House, nhà riêng của vua tại Norfolk, Anh. Ảnh: John Fielding


Với tư cách là nghị sĩ, người vào năm 2008 đã giúp lật tẩy việc các nghị sĩ lạm dụng tiền của người nộp thuế, tôi nhận ra hành vi của Albert và Victoria là sử dụng tiền công cho tư lợi không chính đáng. Nó được gọi là chi tiêu một cách lừa bịp.


Sau đó là khu đất hoàng gia, được George III bàn giao cho công chúng vào năm 1760 để đổi lấy khoản thanh toán hàng năm cho các viên chức của ông là 800.000 bảng Anh, một số tiền khổng lồ vào thời đó.


Từ những năm 1980, gia đình hoàng gia đã vận động hành lang để kết nối lại nguồn tài trợ của họ với lợi nhuận từ bất động sản hoàng gia. Nhưng cuối cùng gia đình hoàng gia đã đi theo con đường của David Cameron và George Osborne.



Theo sự sắp xếp này, khoản chi cho viên chức dân sự đã được thay thế bằng khoản trợ cấp cho hoàng gia, liên quan đến lợi nhuận của bất động sản hoàng gia. Kết quả là khoản thanh toán theo danh sách dân sự trị giá 7,9 triệu bảng năm 2011 đã trở thành một khoản trị giá 86,3 triệu bảng năm ngoái.


Sự hào phóng của công chúng ở đây vượt quá mức dành cho các chế độ quân chủ châu Âu khác. So sánh con số 86,3 triệu bảng này với con số lớn nhất tiếp theo là Hà Lan với 44 triệu bảng và một trong những khoản nhỏ nhất là Tây Ban Nha với 7,4 triệu bảng.

Charles nói rằng ông ấy muốn hiện đại hóa chế độ quân chủ. Nếu ông ấy nghiêm túc, ông ấy có thể bắt đầu bằng cách trả thuế cho khoản thừa kế khổng lồ từ mẹ mình – những con ngựa đua, những bức tranh và những thứ còn lại. Và ông có thể trả chi phí cho lễ đăng quang của chính mình, ông có thể đủ sức trả mà!



Một phiên bản của bài báo này đã được xuất bản trên The Guardian bởi Norman Baker, cựu đại biểu Quốc hội Anh, hạt Lewis, đảng Dân chủ Tự do từ năm 1997 đến 2015. Bạn có thể tìm thấy bài viết ở đây.

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page