top of page
​AD

Vladimir Putin Đã Phá Huỷ Quân Đội Mà Nga Đã Xây Dựng Trong Hơn 20 Năm

“Đây là cuộc chiến cuối cùng của Putin.”

Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại thao trường của Quân khu phía Tây. Ảnh: Mikhail Klimentiev/TASS

Khi đưa quân vào Ukraine, giới lãnh đạo quân sự Nga đã vi phạm tất cả các quy tắc trong học thuyết mô tả cách bắt đầu một cuộc chiến. Đây là bằng chứng nữa cho thấy Vladimir Putin không mong đợi sự kháng cự trước cuộc xâm lược và nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân đội Nga.


Theo Mark Galeotti, người đã nghiên cứu những tổn thất về nhân lực và trang thiết bị của quân đội Nga từ những năm 1980 thì Nga sẽ phải mất ít nhất một thập kỷ để khôi phục quân đội về mức trước chiến tranh với điều kiện là không có cấm vận để tiếp cận các phụ tùng và công nghệ nước ngoài. Galeotti, tác giả cuốn ‘Chúng ta cần nói về Putin’ ‘Các cuộc chiến của Putin: từ Chechnya đến Ukraine’, cho biết, bất chấp những lo ngại ở Đông Âu, Nga sẽ không thể bắt đầu chiến sự ở bất kỳ nơi nào khác.



Chống lại học thuyết


Kể từ chiến dịch quân sự đầu tiên (chiến tranh Chechnya lần thứ hai), Putin, nhận thấy những thiếu sót bộc lộ trong quá trình chiến sự, đã cải tiến lực lượng vũ trang. Các cải cách cả trong lĩnh vực vũ khí và tổ chức quân đội đã được thực hiện sau cuộc chiến với Gruzia, sau khi sáp nhập Crimea và cuộc chiến ở miền đông Ukraine năm 2014-2015, Galeotti, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia và giáo sư danh dự tại Trường Nghiên cứu Slavic và Đông Âu tại Đại học College London, trả lời phỏng vấn của Business Insider.


“Trên thực tế, ông ta đã xây dựng một cơ cấu quân đội trong 22 năm và sau đó (do cuộc xâm lược Ukraine) ông ta đã phá hủy nó một cách đơn giản.”

Cuộc chiến ở một đất nước 40 triệu dân là “một cuộc xung đột rất nghiêm trọng, ít nhất là một cuộc chiến khu vực”. Theo học thuyết quân sự của Nga, cần có một quá trình chuẩn bị lâu dài trước. Galeotti giải thích: cần phải vạch ra một kế hoạch chi tiết tỉ mỉ, xây dựng một đường dây chỉ huy trên dưới rõ ràng, thu thập mọi thứ cần thiết, từ binh lính đến thiết bị và đạn dược. Sẽ mất nhiều tháng để chuẩn bị cho một chiến dịch như vậy. Cuộc chiến sẽ bắt đầu bằng một cuộc bắn phá bằng tên lửa và pháo quy mô lớn nhằm tiêu diệt các trung tâm kháng cự chính trước khi quân đội tiến vào lãnh thổ của kẻ thù. Chiến dịch phải có một cấu trúc chỉ huy rõ ràng, một tầm nhìn chung về cách giành chiến thắng trong cuộc chiến. Nhưng thực tế Galeotti tóm tắt là không có bất cứ kế hoạch nào, không có mệnh lệnh thống nhất, không có kế hoạch dài hạn, không có nguồn bảo đảm hậu cần kỹ thuật cần thiết. Các đơn vị Nga đã tiến vào Ukraine từ ba phía.



Các cơ quan tình báo phương Tây cho đến tận mùa thu năm 2022 cũng không thể hiểu ai là người chỉ huy chiến dịch tại Ukraine và liệu có một chỉ huy duy nhất hay không? Mặc dù đã được Mỹ cảnh báo về cuộc xâm lược sắp xảy ra, nhưng các cơ quan tình báo của Ukraine không thể tin được rằng một đội quân thiếu chuẩn bị lại bắt đầu tiến hành một cuộc chiến. Vào giữa tháng 2/2022, các sĩ quan tình báo Ukraine đã quan sát thấy từng đoàn dài xe tăng, xe bọc thép bị mắc kẹt trên lãnh thổ Nga, binh lính dùng nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác để đổi lấy rượu. Một kiểu làng Potemkin, hàng chục xe tăng được bảo vệ bởi một phân đội nhỏ, nhưng không có thợ sửa chữa và chỉ có lính tăng, tờ The Washington Post đã viết từ trích dẫn nguồn của Mỹ và Ukraine.


Galeotti nói: “Không có khái niệm thực sự nào về loại chiến tranh sẽ xảy ra, bởi vì Putin không nghĩ đó thực sự sẽ là một cuộc chiến. Dường như ông ta thực sự tin rằng người dân sẽ không bảo vệ Ukraine, đây là một quốc gia phi nhà nước và nó sẽ sụp đổ ngay từ cú thúc đầu tiên.”


Sức mạnh tan vỡ


Điều này đã không xảy ra và tổn thất của Nga ở Ukraine là rất thảm khốc. Theo các tài liệu của Lầu Năm Góc bị tiết lộ trước công chúng: Nga có thể mất từ 189.500 đến 223.000 người vào đầu tháng 3, trong đó có 43.000 người đã chết trong các cuộc chiến. Con số này còn lớn hơn quy mô số quân chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Hơn nữa, quân đội Nga đã mất các đơn vị tinh nhuệ, tổn thất ở một số lữ đoàn lực lượng đặc biệt riêng biệt lên tới 90-95%. Thiệt hại về thiết bị quân sự lên tới 10.038, bao gồm hơn 1.900 xe tăng, 830 xe bọc thép chở quân và gần 2.300 xe chiến đấu bộ binh.



Mặc dù vậy, những người ủng hộ Ukraine ở châu Âu, các quốc gia vùng Baltic, các quốc gia Đông Âu, thành viên mới của NATO Phần Lan vẫn còn lo sợ rằng Putin và chế độ của ông ta có thể mở rộng hoạt động quân sự đối với họ. Thủ tướng Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia đã viết hôm thứ Hai trên tờ Foreign Affairs.


“Chúng ta cần thực hiện nghiêm túc lời cảnh báo của mình: nếu Nga thắng và Ukraine thất bại, Trung tâm Âu có thể là mục tiêu tiếp theo. Đánh bại Nga ngay bây giờ tại Ukraine sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng rằng các cuộc xung đột bị đóng băng và các cuộc chiến tranh bất tận không có chỗ trong khu vực của chúng ta.”

Mặt khác, Galeotti tin rằng sức mạnh quân sự của Nga đã bị suy yếu một cách triệt để, Putin đã “phá hủy phần lớn các cơ cấu quân sự của Nga”. Ngay cả khi chiến tranh kết thúc vào ngày mai, theo tôi, Nga sẽ mất một thập kỷ để khôi phục lực lượng vũ trang về mức như hồi tháng 1 năm ngoái. Điều này có nghĩa là Nga sẽ phải chi bao nhiêu tiền cần thiết tùy ý cho việc này, nhưng liệu họ có thể truy cập vào chip máy tính và mọi thứ khác. Thành thật mà nói, điều này là vô cùng đáng nghi ngờ.



Galeotti tin rằng trong suốt 14 tháng của cuộc chiến, Putin và bộ chỉ huy quân sự Nga thực sự không học được gì. Tổng thống thậm chí còn không hiểu những gì mà Stalin đã hiểu khi bắt đầu Thế chiến thứ hai. Sau những thất bại thảm hại của Hồng quân, Stalin nhận ra rằng ông phải đứng sang một bên để các tướng lĩnh Nga tìm cách chống lại các cuộc tấn công dữ dội của quân Đức. Theo các tờ báo phương Tây, các nguồn tin tình báo Mỹ chặn được từ thông tin liên lạc của các sĩ quan Nga vào tháng 5 và tháng 9/2022: Putin vẫn tiếp tục lãnh đạo các tướng lĩnh, đến mức có trường hợp ông ra lệnh cho các chỉ huy ở tiền tuyến.


Galeotti nói: “Vấn đề là các tướng lĩnh không có quyền lực để làm những gì họ cảm thấy cần phải làm”. Một ví dụ kinh điển là việc thay tư lệnh ở Ukraine vào tháng 1/2023, Sergei Surovikin, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí này chỉ ba tháng trước đó bị thay bởi Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng. Galeotti nói Surovikin hiểu chính xác rằng sau khi rút lui khỏi Kherson, cần phải tăng cường phòng thủ để đẩy lùi cuộc tấn công của Ukraine, nhưng Putin đã thay thế ông ta “vì ông ta không đủ quyết liệt”.


Dara Massikot, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Rand Corporation, cho biết hồi tháng 1/2023: Moscow đã thay “một chỉ huy giỏi nhất (Surovikin) bằng một người kém cỏi”. Cô ta cho rằng nếu Surovikin không mắc sai lầm chiến lược, thì Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, người chính thức bổ nhiệm ông, phải chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch quân sự thất bại.



Với tất cả những điều này, Galeotti tin rằng chiến dịch ở Ukraine là “cuộc chiến cuối cùng của Putin”, ngay cả khi ông ta không tính đến khả năng bị mất quyền lực do những hậu quả này.


“Tôi không nghĩ rằng ông ta có bất kỳ khả năng quân sự nào cho các hoạt động mới, ngoại trừ những hoạt động hạn chế nhất.”


Một phiên bản của bài báo này đã được xuất bản trên The Moscow Times. Bạn có thể tìm thấy bài viết ở đây.

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page