"Cách mạng Văn hóa là một 'sai lầm' của Mao," một tờ báo Trung Quốc cho hay.
Bức ảnh được chụp vào tháng 6/1966 cho thấy một đội tuyên truyền của Hồng vệ binh, sinh viên trung học và đại học, mang theo chân dung Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Tàn phá văn hóa, các công trình
Mao Trạch Đông phát động chiến dịch Phá tứ cựu (tiêu diệt 4 cái cũ): phong tục, văn hóa, tập quán, tư tưởng. Chiến dịch này đàn áp một lúc cả 3 tôn giáo lẫn tín ngưỡng. Đồng thời hủy hoại luôn văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa. Đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng truyền thống, đạo đức và luân lý là phong kiến, mê tín và phản động. Vì vậy phải tiêu hủy tất cả dưới danh nghĩa cách mạng.
Thế là Hồng vệ binh kéo nhau đi đốt sách, đốt thư viện, san bằng những di tích hàng ngàn năm lịch sử. Những kiến trúc cổ xưa, những nơi thờ cúng, tất cả những gì liên hệ đến văn hoá cũ.
1 số công trình, di tích, di vật nổi tiếng như:
Đề tự "Thanh Hoa Viên" trong miếu thờ đại học Thanh Hoa bị đập nát.Tấm hoành phi "Vạn Thế Sư Biểu" trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi. Tấm biển "Đại Thành Môn" ở Khổng Phủ cũng bị đập nát.
Tượng "Chu Công" ở Sơn Đông bị phá.
Mộ Chu Nguyên Chương, Thành Cát Tư Hãn và vô số vị hoàng đế nổi tiếng khác bị đập phá, bôi bác. Trong đó có cả mộ tổ của nhà Tưởng Giới Thạch bị bới tung lên.
Các Hồng vệ binh đã phá hủy nhiều hiện vật vô giá trong cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.
Riêng tượng phật, chùa chiền, các di tích văn hóa trên 2.000 năm thì bị xóa sổ nhiều vô kể. Ví dụ:
Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc là Chùa Bạch Mã được xây dựng vào thời kỳ đầu của triều đại nhà Đông Hán (25-220 SCN) ở ngoại ô thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Nó vinh dự được coi là "Cái nôi của Phật giáo ở Trung Quốc". Tất nhiên Chùa Bạch Mã bị phá tanh bành. Những bức tượng 18 vị La Hán bằng đất sét hơn 1.000 năm tuổi được làm trong triều đại nhà Liêu (916 - 1126) cũng bị phá hủy. "Kinh Bối Diệp" do 1 vị cao tăng người Ấn Độ mang đến Trung Quốc 2.000 năm trước đã bị đốt. Một vật quý khác: Ngựa ngọc bích, đã bị đập tan thành từng mảnh.
Các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại chính. Hãy lấy các bức tượng Phật làm ví dụ. Có 1.000 pho tượng Phật được chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh núi Vạn Thọ trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Sau “Phá Tứ Cựu”, tất cả đều hư hại.
Có ngôi chùa Thiên Thai ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây. Nó được xây dựng trong thời Thái Duyên của triều đại Bắc Ngụy 1.600 năm trước và có những bức tượng và bích họa rất quý. Mặc dù nó nằm ở một sườn đồi khá xa, những Hồng vệ binh vẫn cố leo lên đó quét sạch các bức tượng và bích họa…
Chùa Lạng Thiên, nơi Lão Tử đã từng giảng Đạo và để lại quyển "Đạo Đức Kinh" nổi tiếng 2.500 năm trước, nằm ở huyện Chu Chí tỉnh Thiểm Tây. Xung quanh nơi Lão Tử đã từng giảng Đạo. Trong vòng bán kính 10 dặm, có hơn 50 di tích lịch sử bao gồm chùa Tông Thánh Cung (Tôn Kính Hiền Nhân) mà Hoàng Đế Đường Cao Tổ Lý Uyên Vi đã xây dựng để bày tỏ lòng kính trọng đối với Lão Tử hơn 1300 năm trước. Bây giờ chùa Lạng Thiên và các di tích lịch sử khác đã bị đập tung tóe và tất cả các Đạo sĩ đã bị bắt phải rời đi.
Năm 1964, Hồ Kiều Mộc đến Hàng Châu và nói với lãnh đạo Hàng Châu: "Chủ tịch Mao đi vãn cảnh ở Lưu Trang thuộc Tây Hồ, chứng kiến phần mộ của người xưa cảm thấy rất không vui!"
Tỉnh ủy không dám sơ xuất, lập tức lên kế hoạch phá hủy những ngôi mộ của những danh nhân quan tướng thời xưa, như mộ Vu Khiêm (1398 - 1427), Trương Cang Thủy (1620 - 1664), Từ Tích Lân (1873 - 1907), Cầu Thiệu (1887 - 1920), Doãn Duy Tuấn (1896 - 1919)… cùng hàng loạt những tượng Phật và đài tưởng niệm chiến tranh.
Thời Mông Nguyên diệt nhà Tống cũng không dám hủy miếu Khổng; đến nhà thời Mãn Thanh xâm lược miếu Khổng cũng còn được giữ lại nguyên vẹn; Nhật Bản xâm lược cũng không đụng đến. Bất luận ai làm vua Trung Hoa cũng tôn kính Khổng Tử, nhưng "Cách mạng Văn hóa" là ngoại lệ. Vừa khởi đầu "Cách mạng Văn hóa", Phó Chủ tịch Trung ương Khang Sinh đến tìm gặp Đàm Hậu Lan, cán bộ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đề nghị đến xử lý Khổng miếu ở Khúc Phụ. Khang Sinh nói: "Tôi nghĩ ba ngày ba đêm mới vẽ được bức họa ấn tượng này". Khang đưa bức họa cho Đàm: "Đi đến đó, muốn phá gì thì phá."
Khang Sinh chỉ thị: "Thứ gì nên phá thì phá ngay."
Hồng vệ binh đốt một tấm bảng khen ngợi các giáo viên. Đảng Cộng sản Trung Quốc đổ lỗi cho văn hóa truyền thống và những dấu tích của nó đã kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, khiến họ phá hủy nhiều tác phẩm tôn giáo, đền thờ và văn học.
Mồ mả của vua chúa từ thời thượng cổ cũng bị đập phá tan tành, lăng vua Thuấn (? - 2184 TCN) ở Vận Thành bị san bằng, trong lăng mộ ông có treo cái kèn đồng lớn. Điện chính của lăng Viêm đế và kiến trúc xung quanh bị hủy hoại và mọi thứ bên trong bị cướp sạch. Di hài của hoàng đế Vạn Lịch (1573 - 1620) và hậu phi bị lôi ra, xương đầu hoàng đế bị treo lên cây, sau đó cho thiêu hủy chung với xương cốt của hoàng hậu…
Mộ của những quan tướng tiêu biểu khác bị đào lên có thể kể như: mộ Bao Chửng (999 - 1062) ở Hợp Phì, mộ Trương Cư Chính (1525 - 1582) ở Lăng Giang, mộ Vu Khiêm (1398 - 1457) ở Hàng Châu, mộ Hoắc Khứ Bệnh (140 - 117 TCN), Hà Đằng Giao (1592 - 1649)…
Mộ văn nhân bị đào hủy như mộ nhà thư pháp nổi tiếng Vương Hi Chi (303 - 361), toàn khu quang cảnh đình vàng rộng 20 mẫu bị san phẳng; mộ Bồ Tùng Linh (1640 - 1715) có vật tùy táng gồm ống thuốc lá sợi, sách kê dưới đầu, 4 con dấu riêng, hài cốt của nhà văn bị phá hủy ném ra ngoài đồng…
Tại các thánh địa của Đạo giáo trong núi Lao Sơn ở tỉnh Sơn Đông, Thái Bình Cung, Thượng Thanh Cung, Hạ Thanh Cung, Đấu Mỗ Cung, Hoa Nghiêm Am, Ngưng Chân Quan, Quan Đế Miếu, tượng thánh, bình cúng tế, cuốn kinh Phật, di vật văn hóa và miếu bia tất cả đều đã bị đập tan và đốt trụi… Văn Miếu ở tỉnh Cát Lâm là một trong 4 ngôi miếu nổi tiếng của Nho giáo ở Trung Quốc. Trong "Phá Tứ Cựu", nó đã bị phá hoại nghiêm trọng.
Thanh niên xung phong được gửi xuống là những người trẻ rời thành phố để làm việc và sống ở các vùng nông thôn từ những năm 1950 đến 1970.
Bức ảnh tập tin được chụp vào tháng 6/1966 này cho thấy các Hồng vệ binh, sinh viên trung học và đại học, vẫy tay chào các bản sao "Sách Đỏ nhỏ" của Chủ tịch Mao Trạch Đông khi họ diễu hành trên đường phố Bắc Kinh.
Bản sao tái bản của 'Trích dẫn của Chủ tịch Mao Trạch Đông' thường được gọi là 'Sách Đỏ nhỏ' và một đội tuyên truyền của Hồng vệ binh, sinh viên trung học và đại học vào cuối năm 1966.
Hai người được diễu hành trong một phiên đấu tranh.
Cả 3 tôn giáo: Phật Giáo, Nho Giáo, Đạo Giáo đều bị càn quét 1 lúc. Kết quả là cả nước có khoảng 110 triệu hộ bị lục soát, những bức tự họa, sách báo, đồ đựng dụng cụ, đồ trang sức, sách cổ được cất giữ rải rác trong nhà người dân đều lần lượt biến mất trong đống lửa. Dù là những tác phẩm truyền đời của Tư Mã Thiên hay của Vương Thực Phủ cũng đều bị hóa thành tro bụi trong ngọn lửa ngùn ngụt. Tổn hại lớn nhất đó là vùng Khúc Phụ, nơi khởi nguồn của Nho gia. Trong cuộc vận động mạnh mẽ của "phá tứ cựu", Khổng phủ bị đóng, rừng thông bách cổ bị chặt, bia mộ bị nhổ lên. Từ 9/11/1966 - 7/12/1966, đã có hơn 6.000 văn vật bị phá hủy, hơn 2.700 tập sách cổ bị đốt, hơn 900 cuốn tranh tự họa, hơn 1.000 bia đá các đời bị phá hủy.
Yorumlar